Nấm ăn là nguồn lâm sản quý thường được người dân địa phương sử dụng làm thực phẩm. Chúng có vai trò rất lớn với sức khỏe của con người vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và các vitamin. Qua kết quả điều tra, thu thập và định danh các loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát thành phần loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI NẤM ĂN TẠI VƯỜN QUỐC GIA
TÀ ĐÙNG, TỈNH ĐẮK NÔNG
TRẦN THỊ KIM THI*
NGUYỄN HỮU KIÊN , NGUYỄN PHƯƠNG ĐẠI NGUYÊN***
**
Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên
*
Email: kimthi0612@gmail.com
**
Email: huukienbmt@gmail.com
***
Email: nguyendhtn@gmail.com
Tóm tắt: Nấm ăn là nguồn lâm sản quý thường được người dân địa phương sử dụng
làm thực phẩm. Chúng có vai trò rất lớn với sức khỏe của con người vì chúng có giá
trị dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và các vitamin. Qua kết quả điều tra, thu thập
và định danh các loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi
đã xác định được 8 loài nấm ăn thuộc 5 họ 5 chi. Phần lớn các loài nấm ăn thu thập
được thuộc họ Gomphacease và họ Boletaceae. Trong đó có 3 loài nấm là Ramaria
stricta (Pers.) Quesl. 1888, Amanita caesarea (Scop.) Pers. (1801), Boletus regius
Krombh 1832 được ghi nhận mới cho Tây Nguyên.
Từ khóa: Nấm ăn, Vườn Quốc gia Tà Đùng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam đã thống kê được có khoảng hơn 200 loài nấm ăn được, trong đó khoảng 50
loài là những loài nấm ăn thường được người dân địa phương sử dụng, trong đó có nhiều loài
nấm là món ăn đặc sản và quý. Hầu như tất cả các loài nấm ăn được ở Việt Nam đều thuộc nấm
Đảm (Basidiomycota), có một số ít loài thuộc nấm Túi (Ascomycota). Chúng thuộc các chi nấm
như Boletus, Cantharellus, Ramaria [7]… Có thể kể đến các loài nấm ăn quan trọng như các
loài Mộc nhĩ thuộc chi Auricularia (7 loài), Ngân nhĩ thuộc chi Tremella (5 loài), Nấm rơm
(Volvariella volvacea (Fr.) Sing.), Nấm mối Termitomyces (3 loài), Nấm thông (Boletus edulis
Bull.: Fr.), Nấm chàm (Boletus aff. felleus (Bull. : Fr.) Karst.), Nấm bào ngư (Pleurotus spp.),
Nấm mào gà (Cantherellus cibarius Fr.), Nấm ngọc châm (Hypsizigus marmoreus (Peck)
Bigelow), Nấm kim châm (Flammulina velutipes (Curt. ex Fr.) Sing) [3, 4],... Tác giả Lê Văn
Liễu (1977) [6] đã thống kê có 6 chi và 19 loài thuộc họ nấm gan bò (Boletaceae), trong đó có
một số loài nấm ăn được ở dưới tán rừng thông. Theo Tôn Thất Minh và cộng sự (2009), khi
thực hiện đề tài “Điều tra, phân loại các loài nấm dưới tán thông tỉnh Lâm Đồng” đã mô tả 21
loài, 6 chi thuộc họ Boletaceae trong đó có 10 loài nấm ăn có giá trị thực phẩm [8].
Vườn Quốc gia Tà Đùng (thuộc địa giới hành chính xã Đắk Som, huyện Đắk Glong) được
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập ngày 8/2/2018 trên cơ sở chuyển hạng
mục từ Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (được thành lập năm 2003). Với diện tích 20.937,7
ha và tỷ lệ che phủ rừng tới 85% diện tích vùng lõi Vườn Quốc gia (rừng nguyên sinh hơn 48%
và hơn 36% rừng thứ sinh các loại), Tà Đùng có các hệ sinh thái đa dạng và sinh cảnh phù hợp
cho sự cư trú, phát triển của nhiều hệ động thực vật [11]. Đây là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
cho nấm phát triển, đặc biệt là vào mùa mưa. Tại đây, nấm phát triển rất phong phú, tuy nhiên,
hiện nay ở Việt Nam chưa có tác giả nào có những công bố về nấm thuộc Vườn quốc gia Tà
Đùng. Đặc biệt là tri thức về các loài nấm ăn. Vì vậy, việc điều tra thành phần loài Nấm ăn tại
Vườn quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông nói riêng là cần thiết để đánh giá độ đa dạng loài, tổng
hợp các loài nấm ăn được trong cộng đồng, từ đó làm tư liệu phục vụ cho những hướng nghiên
cứu sâu hơn về ứng dụng và bảo tồn.
359
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thu thập, xử lý mẫu nấm
Việc thu mẫu theo tuyến sinh cảnh và phân tích mẫu nấm được thực hiện theo các phương
pháp của Trịnh Tam Kiệt (2011, 2012, 2013) [3, 4, 5], Lê Bá Dũng (2003) [1], Teng (1996) [9].
Nguyên tắc của phương pháp: Mẫu được thu thập theo các sinh cảnh rừng khác nhau. Tại
các sinh cảnh tiến hành khảo sát theo tuyến, lặp lại 1-2 lần. Mẫu được thu thập theo tuyến, ở
các giai đoạn phát triển khác nhau (non, trưởng thành, già). Sau đó, quan sát, mô tả màu sắc,
kích thước, hình dạng, sinh cảnh... và tiến hành chụp hình mẫu Nấm khi ở ngoài tự nhiên với
nhiều tư thế khác nhau (mặt trên, mặt dưới…) rồi thu mẫu. Mẫu lấy được bảo quản nơi thoáng
mát, tiến hành làm tiêu bản ngâm với formalin 5% hoặc tiêu bản khô.
2.2. Phân tích mẫu và định danh
Phân tích các đặc điểm sinh học, sinh thái: Phân tích đặc điểm hiển vi như bào tử, bào
tầng hệ sợi, đảm… sử dụng kính hiển vi Olympus (Nhật) và hình thái ngoài như sử dụng kính
lúp bảng so màu tại phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học, Trường Đại học Tây Nguyên.
Định danh loài: Theo phương pháp hình thái giải phẫu so sánh dựa trên tư liệu gốc của
Trịnh Tam Kiệt (2011, 2012, 2013) [3, 4, 5], Lê Bá Dũng (2003) [1], Teng (1996) [9], Lê Văn
Liễu (1977) [6],…
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Danh mục thành phần loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, Tỉnh Đắk Nông
Qua các đợt điều tra thu thập các loài nấm lớn tại Vườn quốc gia Tà Đùng chúng tôi thu
được 60 mẫu nấm. Bước đầu khảo sát chúng tôi đã ghi nhận có 08 loài nấm ăn thuộc 5 chi 5
họ, được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1. Danh lục các l ...