Danh mục

Khảo sát Truyện Kiều từ những câu thơ 'dịch' Đường thi

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.66 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Truyện Kiều" có nhiều câu thơ lấy ý từ Đường thi. Chắc chắn Nguyễn Du không làm công việc dịch thơ. Tuy nhiên, cũng có một số câu thơ trong tác phẩm của ông xét theo một khía cạnh nào đó chính là những câu thơ dịch từ Đường thi. Chúng tôi làm một việc là lượm lặt những câu thơ ấy nhằm nhìn "Truyện Kiều" của Nguyễn Du dưới một góc độ mới. Truyện Kiều là tác phẩm truyện thơ Nôm thành công nhất của nước ta. Tác phẩm ra đời trong thời Trung đại nên chịu sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát Truyện Kiều từ những câu thơ dịch Đường thi Khảo sát Truyện Kiều từ những câu thơ dịch Đường thi Truyện Kiều có nhiều câu thơ lấy ý từ Đường thi. Chắc chắn Nguyễn Dukhông làm công việc dịch thơ. Tuy nhiên, cũng có một số câu thơ trong tác phẩm củaông xét theo một khía cạnh nào đó chính là những câu thơ dịch từ Đường thi. Chúngtôi làm một việc là lượm lặt những câu thơ ấy nhằm nhìn Truyện Kiều của NguyễnDu dưới một góc độ mới. Truyện Kiều là tác phẩm truyện thơ Nôm thành công nhất của nước ta. Tácphẩm ra đời trong thời Trung đại nên chịu sự chi phối của lý tưởng thẩm mỹ phongkiến. Một trong những nét đặc trưng của thi pháp thời kỳ này là sử dụng điển cố, điểntích, tập cổ… Trong Truyện Kiều những hình thức này không ít. Nguyễn Du đã sửdụng rất nhiều điển cố, điển tích của Trung Quốc được lấy từ Kinh Thi, Tình sử, Tảtruyện, Kinh Dịch, Lễ ký, Hán thư, Tây sương, Thần tiên truyện… Qua bàn tay tài hoacủa ông, những điển cố này đã được sử dụng rất sáng tạo và đã trở nên quen thuộchơn, gần gũi với tâm hồn dân tộc Việt Nam hơn. Nhờ thế ngôn ngữ Việt cũng trở nêngiàu có và phong phú hơn khi du nhập những từ ngữ mới. Chẳng hạn từ bể dâu trongcâu Trải qua một cuộc bể dâu là mượn từ câu Thương hải biến vi tang điền (Bể xanhhóa thành nương dâu - Thần tiên truyện) diễn tả những thay đổi trong cuộc đời, vũ trụ.Hay như câu: Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dọn lại một ngày dài ghê! (câu 247-248) là hình thức tập cổ của câu Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (một ngày khôngtrông thấy mặt lâu như là ba tháng mùa thu) trong Kinh Thi. Truyện Kiều có nhiều câu thơ lấy ý từ Đường thi. Chắc chắn Nguyễn Dukhông làm công việc dịch thơ. Tuy nhiên, cũng có một số câu thơ trong tác phẩm củaông xét theo một khía cạnh nào đó chính là những câu thơ dịch từ Đường thi. Chúngtôi làm một việc là lượm lặt những câu thơ ấy nhằm nhìn Truyện Kiều của NguyễnDu dưới một góc độ mới. Khảo sát thơ “Kiều” như những bản dịch không phải là một việc làm máy móc,vì theo chúng tôi từ đó sẽ nhận thấy thêm nhiều những sáng tạo độc đáo của NguyễnDu cũng như hiểu thêm về quá trình sáng tác của ông. Cũng có thể nói rằng nhờNguyễn Du mà nhiều câu thơ Đường được biết đến nhiều hơn, trở nên quen thuộc hơnvới người đọc Việt Nam. Ông đã sử dụng thơ của nhiều nhà thơ Đường như Đỗ Mục,Bạch Cư Dị, Mạnh Giao, Lý Thương Ẩn, Thôi Hộ,… Nếu chỉ kể những câu thơ mượn điển cố, điển tích thì trong Truyện Kiều đã córất nhiều câu có chất liệu Đường thi. Những câu như: Màu hoa lê hãy dầm dề giọtmưa (câu 226) gợi cho người đọc nhớ đến câu: Ngọc dung tịch mịch lệ lan can, Lê hoa nhất chi xuân đái vũ. (Mặt ngọc âm thầm, nước mắt chan hòa Như một cành hoa lê ướt đẫm nước mưa xuân) Hay câu Trong khi chắp cánh liền cành (câu 515) là mượn từ câu: Tại thiên nguyện tác ty dực điểu, Tại địa nguyện vi liên lý chi… (Trên trời nguyện làm chim liền cánh, Dưới đất nguyện làm cây liền cành.) Ttrong bài Trường hận ca của Bạch Cư Dị. Ở đây chúng tôi muốn nói đếnnhững câu thơ trong Truyện Kiều có thể coi là những câu thơ dịch thực sự. Một trongnhững câu thơ Đường nhờ Nguyễn Du mà nổi tiếng hơn là câu: Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong. (Đề tích sở kiến xứ) (Không biết mặt người ở nơi nào Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ) của Thôi Hộ. Nguyễn Du mượn câu thơ này, mượn chuyện của Thôi Hộ mà nói tâm sự củachàng Kim khi trở lại vườn Thúy. Cũng như Thôi Hộ, Kim Trọng trở lại tìm ngườiđẹp, cảnh vẫn như xưa, vẫn hoa đào, vẫn gió xuân… nhưng người xưa thì không tìmthấy nữa. Nguyễn Du “dịch”: Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. (câu 2747-2748) Một câu thơ thần tình nếu là thơ, tài hoa nếu là dịch! Bởi vì Nguyễn Du không dụng tâm làm một người dịch thơ Đường nên giữacâu thơ của ông với nguyên tác của Thôi Hộ có nhiều khác biệt. Nếu Thôi Hộ viết hàxứ khứ thì Nguyễn Du chỉ viết đơn giản là trước sau. Thôi Hộ nhớ về một khuôn mặtđã ửng hồng cùng với hoa đào mùa xuân trong lần gặp gỡ trước (Nhân diện, đào hoatương ánh hồng, còn với chàng Kim có lẽ ký ức về nàng Kiều trong vườn Thúy làhình ảnh Dưới đào dường có bóng người thướt tha (câu 290). Do vậy Nguyễn Dudùng từ bóng người là phù hợp hơn với văn cảnh, với tâm trạng của chàng Kim. Câuthơ của Nguyễn Du mang nghĩa khẳng định, còn câu thơ của Thôi Hộ là một sự bănkhoăn, không thể nói được ai là người viết hay hơn, sâu sắc hơn ai, bởi cả hai đều thểhiện được một nỗi thất vọng thật sự. Ở câu thứ hai, Nguyễn Du đã có một sự sáng tạo độc đáo khi ông thay từ ycựu bằng từ năm ngoái. Y cựu là vẫn như cũ, hoa đào sau một năm, mùa xuân đến lạitrổ ra những bông hoa y như trước kia, vẫn thắm tươi để cười với gió mùa xuân.Nguyễn Du có ý khẳng định hơn khi ông dùng từ năm ngoái. Không phải những bônghoa mới trổ trong một mùa xuân mới, mà chàng Kim tưởng như đó là những bông hoacủa năm ngoái. Chính là hoa đào của năm ngoái! Vậy thì bóng người thướt tha dướihoa đào năm ngoái ở đâu? Nỗi xót xa dường như tăng thêm một bậc. Cảnh cũ vẫn cònmà người xưa đã vắng! Hoa đào cười với gió đông trở nên một hình ảnh quen thuộctrong lòng người yêu thơ, yêu Truyện Kiều. Một đoạn thơ dịch chứng tỏ tài năng của Nguyễn Du nữa là đoạn tả tiếng đàncủa nàng Kiều trong đoạn đoàn viên: Khúc đâu đầm ấm dương hòa! Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh? Khúc đâu êm ái xuân tình! Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên? Trong sao châu dỏ duềnh quyên! Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông! (câu 3199-3204) Một đoạn thơ tả tiếng đàn đến độ tuyệt diệu. Nhưng không hoàn toàn là sángtạo của Nguyễn Du mà đúng hơn đó là những câu thơ “dịch” từ bài Cẩm sắt - của LýThương Ẩn đời Đường: ...

Tài liệu được xem nhiều: