Khi bé nói 'hỗn'
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 117.66 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có những lúc, bé yêu làm bạn và những người xung quanh bật cười bởi những câu nói 'hỗn' đầy tính trẻ con. Tuy nhiên, nếu bạn không hướng dẫn bé đúng cách, bé sẽ ngày càng phát huy sự 'hỗn hào' của mình. Thật khó có thể không bật cười khi bé yêu thốt ra những lời nói bậy với giọng ngọng nghịu hay gương mặt ngây thơ. Những lời nói bậy này đôi khi bé không nhằm vào ai nhưng cũng có lúc bé chủ ý nhằm vào một người, như bạn chẳng hạn. Tuy nhiên, tốt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi bé nói 'hỗn' Khi bé nói 'hỗn' Có những lúc, bé yêu làm bạn và những người xung quanh bật cười bởi những câu nói 'hỗn' đầy tính trẻ con. Tuy nhiên, nếu bạn không hướng dẫn bé đúng cách, bé sẽ ngày càng phát huy sự 'hỗn hào' của mình. Thật khó có thể không bật cười khi bé yêu thốt ra những lời nói bậy với giọng ngọng nghịu hay gương mặt ngây thơ. Những lời nói bậy này đôi khi bé không nhằm vào ai nhưng cũng có lúc bé chủ ý nhằm vào một người, như bạn chẳng hạn. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn hãy cố gắng kiềm chế bản thân và dập tắt mọi sự khuyến khích bé ở xung quanh (những nụ cười, những lời đùa cợt…). Những phản ứng thích thú đối với những lời nói của bé từ những người xung quanh chỉ càng khuyến khích con bạn thêm hư. Có thể là bé yêu của bạn đang chỉ lặp đi lặp lại những lời nói bậy này như một con vẹt nhưng nó sẽ mang vẻ xấc xược khi bé thốt ra những lời đó ở trường, đặc biệt đối với thày cô giáo bé hay với những người lớn tuổi. Vì vậy, bạn cần phải giúp bé hiểu được những gì đúng và không đúng, những gì nên nói và không nên nói. Tập thừa nhận rằng bé đang rất “hỗn” Bạn nên xác định rõ những lúc bé nói hỗn. Đừng bỏ qua nó, cho dù những lời nói của bé có làm bạn lúng túng hay buồn cười đến mức nào. Chẳng hạn như “Mẹ đúng là một người mẹ xấu!” hay “Bố đầu to, óc bằng quả nho!”. Bé cần bị phạt Hãy tìm ra một hình phạt mà bạn có thể phạt bé ngay lập tức (hoặc sớm nhất). Bé sẽ chẳng nhận ra và cũng không hiểu được tại sao mẹ lại phạt bé tội hỗn vào ngày thứ tư bằng cách không cho bé đi công viên vào sáng thứ 7… Ngay khi bé nói hỗn, bạn cần phải có thái độ thật nghiêm với bé và có thể từ chối những yêu cầu của bé (không cho bé ăn kem, không chơi cùng bé, hay không bật hoạt hình cho bé xem…). Những hành động này có tác dụng tốt với bé hơn. Nhắc nhở bé không tái phạm Bạn có thể quy định rõ ràng những hình phạt cụ thể áp dụng cho bé khi bé mắc lỗi. Hãy luôn nhắc nhở bé bằng câu: “Nếu con còn mắc lỗi này một lần nữa…” và phải phạt bé thật dứt khoát nếu bé tái phạm. Phớt lờ những sự phản kháng của bé Lờ đi những hành động phản kháng của bé. Bạn không cần phải chú ý đến việc bé sẽ “vùng vằng” như thế nào, làu bàu to như thế nào… để tránh bị lôi vào một cuộc tranh cãi, lý luận với bé. Khi thấy bạn không phản ứng gì, dần dần những tiếng làu bàu sẽ ít đi và bé sẽ tự hiểu rằng phản kháng chẳng giúp bé giải quyết được vấn đề. Mai Ly (theo Parenting)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi bé nói 'hỗn' Khi bé nói 'hỗn' Có những lúc, bé yêu làm bạn và những người xung quanh bật cười bởi những câu nói 'hỗn' đầy tính trẻ con. Tuy nhiên, nếu bạn không hướng dẫn bé đúng cách, bé sẽ ngày càng phát huy sự 'hỗn hào' của mình. Thật khó có thể không bật cười khi bé yêu thốt ra những lời nói bậy với giọng ngọng nghịu hay gương mặt ngây thơ. Những lời nói bậy này đôi khi bé không nhằm vào ai nhưng cũng có lúc bé chủ ý nhằm vào một người, như bạn chẳng hạn. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn hãy cố gắng kiềm chế bản thân và dập tắt mọi sự khuyến khích bé ở xung quanh (những nụ cười, những lời đùa cợt…). Những phản ứng thích thú đối với những lời nói của bé từ những người xung quanh chỉ càng khuyến khích con bạn thêm hư. Có thể là bé yêu của bạn đang chỉ lặp đi lặp lại những lời nói bậy này như một con vẹt nhưng nó sẽ mang vẻ xấc xược khi bé thốt ra những lời đó ở trường, đặc biệt đối với thày cô giáo bé hay với những người lớn tuổi. Vì vậy, bạn cần phải giúp bé hiểu được những gì đúng và không đúng, những gì nên nói và không nên nói. Tập thừa nhận rằng bé đang rất “hỗn” Bạn nên xác định rõ những lúc bé nói hỗn. Đừng bỏ qua nó, cho dù những lời nói của bé có làm bạn lúng túng hay buồn cười đến mức nào. Chẳng hạn như “Mẹ đúng là một người mẹ xấu!” hay “Bố đầu to, óc bằng quả nho!”. Bé cần bị phạt Hãy tìm ra một hình phạt mà bạn có thể phạt bé ngay lập tức (hoặc sớm nhất). Bé sẽ chẳng nhận ra và cũng không hiểu được tại sao mẹ lại phạt bé tội hỗn vào ngày thứ tư bằng cách không cho bé đi công viên vào sáng thứ 7… Ngay khi bé nói hỗn, bạn cần phải có thái độ thật nghiêm với bé và có thể từ chối những yêu cầu của bé (không cho bé ăn kem, không chơi cùng bé, hay không bật hoạt hình cho bé xem…). Những hành động này có tác dụng tốt với bé hơn. Nhắc nhở bé không tái phạm Bạn có thể quy định rõ ràng những hình phạt cụ thể áp dụng cho bé khi bé mắc lỗi. Hãy luôn nhắc nhở bé bằng câu: “Nếu con còn mắc lỗi này một lần nữa…” và phải phạt bé thật dứt khoát nếu bé tái phạm. Phớt lờ những sự phản kháng của bé Lờ đi những hành động phản kháng của bé. Bạn không cần phải chú ý đến việc bé sẽ “vùng vằng” như thế nào, làu bàu to như thế nào… để tránh bị lôi vào một cuộc tranh cãi, lý luận với bé. Khi thấy bạn không phản ứng gì, dần dần những tiếng làu bàu sẽ ít đi và bé sẽ tự hiểu rằng phản kháng chẳng giúp bé giải quyết được vấn đề. Mai Ly (theo Parenting)
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 935 6 0
-
16 trang 529 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 282 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0