Thông tin tài liệu:
Nghe thấy tiếng cu Tí khóc thét lên trong nhà, chị Hồng hốt hoảng chạy vào, sững sờ khi nhìn thấy phích nước sôi chị vừa rót đổ vào chân con. Chân cu Tí đỏ ửng như con tôm luộc, nặng nhất là phần cổ chân. Đang lúng túng chưa biết làm gì thì đúng lúc đó bà Loan hàng xóm chạy sang. Thấy thế, bà giới thiệu cho chị loại thuốc có tên B76 mà đợt trước cháu bà cũng bị bỏng, bôi có vài lần là khỏi. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi chữa bỏng không đúng... Khi chữa bỏng không đúng...Nghe thấy tiếng cu Tí khóc thét lên trong nhà, chị Hồnghốt hoảng chạy vào, sững sờ khi nhìn thấy phích nướcsôi chị vừa rót đổ vào chân con. Chân cu Tí đỏ ửng nhưcon tôm luộc, nặng nhất là phần cổ chân. Đang lúngtúng chưa biết làm gì thì đúng lúc đó bà Loan hàng xómchạy sang. Thấy thế, bà giới thiệu cho chị loại thuốc cótên B76 mà đợt trước cháu bà cũng bị bỏng, bôi có vàilần là khỏi.Chị Hồng xin bà Loan thuốc rồi chịu khó bôi cho cu Tíhằng ngày. Vết bỏng cũng dần se mặt. Chị Hồng mừnglắm, còn hỏi và nhờ người mua thêm nữa.Nhưng hiềm một nỗi cu Tí vẫn kêu đau, quấy khóc và cònsốt nữa. Chị Hồng đành mang con đến bệnh viện. Các bácsĩ khám cho biết tổn thương bỏng của cu Tí đã bị nhiễmkhuẩn nặng: hoại tử vùng cổ chân và mu bàn chân phải,phải phẫu thuật ghép da.Nghe đến đây chị rụng rời chân tay, vì chị cứ nghĩ chân cuTí khỏi đến nơi rồi. Ai ngờ... nguyên nhân lại là việc chịkhông cho con đi viện sớm lại tự ý bôi thuốc ở nhà, mà bôiđến cả chục ngày rồi! Đến đây chị cũng mới biết đượcthuốc tạo màng B76 mà chị đã sử dụng, được sử dụng trongchữa bỏng nhưng lại có chỉ định rất chặt chẽ, chỉ những vếtbỏng nông, diện tích nhỏ mới được dùng. Đối với vết bỏngsâu nếu bôi thuốc tạo màng, trên da sẽ hình thành một lớpmàng ngăn vết bỏng. Người bệnh thấy khô ráo tưởng làkhỏi nhưng thực chất bên dưới vết bỏng vẫn không liền,thậm chí bị nhiễm trùng, tạo mủ dưới lớp màng khiến vếtbỏng càng sâu hơn. Tại bệnh viện có rất nhiều trẻ em bịbỏng nước sôi do chữa không đúng, từ bỏng nông đãchuyển thành bỏng sâu, rất khó khăn cho điều trị, và cũngcó trường hợp phải bỏ đi một phần chi do nhiễm khuẩnnặng vì không có kiến thức về bỏng và điều trị không đúng.Hiện nay, đối với các tổn thương bỏng sâu vẫn chưa cóthuốc nào chữa khỏi được. Cách điều trị duy nhất là phẫuthuật ghép da. Tuy nhiên với các vết bỏng nông nếu vôkhuẩn tốt có khi không cần dùng thuốc cũng tự khỏi, thậmchí không để lại sẹo.