Danh mục

Khi con cái bất hòa

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.85 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cha mẹ nào cũng mong muốn những đứa con luôn yêu thương, hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau. Hãy nhớ lại thời niên thiếu của mình, chẳng phải chúng ta cũng đã từng cãi nhau, la lối, thậm chí đánh nhau với anh chị em trong gia đình?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi con cái bất hòa Khi con cái bất hòa Cha mẹ nào cũng mong muốn những đứa con luôn yêu thương, hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau. Hãy nhớ lại thời niên thiếu của mình, chẳng phải chúng ta cũng đã từngcãi nhau, la lối, thậm chí đánh nhau với anh chịem trong gia đình?Thực ra, những cãi vã, bất hòa là điều rất tự nhiên vàbình thường. Nếu cha mẹ biết cách dạy dỗ, những vachạm này sẽ là động lực để phát triển và không ảnhhưởng nhiều đến trẻ.Ghen tỵ, tranh giànhChị T. A. đưa cô con gái bốn tuổi đi tham vấn tâm lý,vì thời gian gần đây, bé Bông của chị trở nên cáubẳn, hay khóc đêm, thi thoảng còn đái dầm. Đặc biệt,bé rất hung dữ với em trai mới tám tháng tuổi củamình. Thi thoảng, chị Bông lại bấu véo khiến em traikhóc thét. Trước đây bé Bông rất ngoan, lúc nàocũng cười nói vui vẻ, luôn làm cho cả nhà vui vẻ.Chơi với em bé hàng xóm, bé Bông cũng luôn chìuchuộng, chăm sóc em chứ không bạo lực như bâygiờ.Cu Tý - cậu con trai bảy tuổi của gia đình anh Hải ởBình Dương lại khác. Thằng bé luôn miệng sai cậuem bốn tuổi làm những việc lặt vặt cho mình, khi thìlấy cho anh Hai cuốn truyện, lúc bảo lấy cho anh Haily nước, đem bỏ cái tô bẩn này xuống dưới bếp...Ban đầu, cậu em rất sung sướng, nhưng càng ngày,nó càng cảm thấy khó chịu vì bị anh Hai bắt làm cảnhững việc nó không thích. Anh Hai còn cấm nókhông được chơi cái này, cái kia. Thằng em bắt đầuphản ứng, không chịu nghe lời anh, thậm chí cònchọc tức, và gây lại anh. Thế là chiến tranh xảy ra. Bamẹ can thiệp nhưng vẫn không thể chấm dứt đượcnhững cuộc cãi nhau. Và thằng anh luôn luôn chorằng mình có “quyền” làm như vậy.Còn chị H. ở Biên Hòa thì lại luôn căng thẳng và khóxử khi hai cô con gái sinh cách nhau một năm của chịthường xuyên cãi nhau. “Trả chị, ai cho lấy của chị”,“Tại sao mẹ lại mua bánh sinh nhật cho nó to hơncon, con không chịu đâu”, “Không được động vào cáiđó, đó là của em”. Chúng thường giành giật và khôngđứa nào chịu nhường. Chị luôn cáu gắt và to tiếng vìhai cô con gái.Ghen tỵ, tranh giành nhau luôn là mấu chốt củanhững xung đột giữa anh chị em trong gia đình. Làmthế nào để ngăn chặn?Giảm nhiệtNếu không có những giải pháp phù hợp, các bậc phụhuynh chẳng những không làm giảm đi sự bất hòamà ngược lại, còn tăng thêm sự phân bì giữa con cái.1. Tránh so sánh các con với nhauChúng ta có thói quen so sánh các đứa trẻ trong giađình với nhau, nhằm mục đích cho chúng thấy mìnhkhông bằng chị bằng em nên phải cố gắng. Tuynhiên, kết quả thường ngược lại. Sự cạnh tranh càngtrở nên gay gắt. Thay vì nói: “Con không ngoan bằngem bé, con không thông minh và học giỏi như anhHai...”, chúng ta hãy khen chê con đúng mực: “Concó điểm này tốt, em có điểm này hay, nhưng các concòn chưa được tốt ở điểm này...”.2. Không cố gắng tỏ ra công bằngCha mẹ thường cố chứng tỏ mình công bằng với concái, bằng cách chia đều mọi thứ cho từng đứa. Tuynhiên, những đứa bé tinh ranh sẽ tìm mọi cơ hội đểchỉ ra những điểm bất lợi của mình so với anh chị.Trong trường hợp này, bạn hãy đáp ứng theo nhucầu và khẩu phần của từng đứa. Điều quan trọng làbiết khuyến khích các con phát triển những cá tínhriêng nổi trội của chúng.3. Đặt ra những quy định rõ ràng“Không được đánh nhau, không được tự tiện lấy đồcủa người khác, phải hỏi trước khi mượn đồ củangười khác...”, những quy định này không ngoại lệvới bất cứ ai, dù là đứa nhỏ nhất.Luôn tạo cơ hội để con cái cùng làm những công việcnhư: đứa lớn quét nhà, thì đứa bé lau bàn ghế...Khuyến khích các con giải quyết mâu thuẫn màkhông cãi vã, la lối, khóc lóc hay đánh nhau.Thay vì chúng ta dạy con: “Làm như mẹ nói”, thì hãynói: “Hãy làm như cha mẹ đã làm”. Để trẻ giải quyếtnhững xung đột của chúng “như người lớn”, thì chamẹ hãy làm sao để giải quyết các mâu thuẫn củamình không “như trẻ con”.La lối, đánh nhau, ăn vạ, thể hiện quyền lực thực rachỉ là những biểu hiện của sự yếu đuối, hãy cố gắnggiúp các con hiểu điều này. ...

Tài liệu được xem nhiều: