Tại sao ngày nay, trẻ con lại quá mê trò chơi điện tử? Trời ơi, thằng Tí nó ăn cắp tiền, khổ thân tôi không cơ chứ…”. Chị Ngân giọng như chợ vỡ gào lên từ một căn nhà nhỏ ở cuối đường hẻm. Lắm kẻ hiếu kỳ tranh nhau đến xem. Thì ra, thằng con chị nó lấy tiền đi chơi trò chơi điện tử. Vậy mà bấy lâu nay, chị cứ tưởng nó xin tiền chị để mua vật dụng học tập, quá lắm là ăn quà vặt mà thôi…Trò chơi điện tử – Sức hút mãnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi con chơi điện tử Khi con chơi điện tử Tại sao ngày nay, trẻ con lại quá mê trò chơi điện tử? Trời ơi, thằng Tí nó ăn cắp tiền, khổ thân tôi không cơ chứ…”. Chị Ngângiọng như chợ vỡ gào lên từ một căn nhà nhỏ ở cuối đườnghẻm. Lắm kẻ hiếu kỳ tranh nhau đến xem. Thì ra, thằng conchị nó lấy tiền đi chơi trò chơi điện tử. Vậy mà bấy lâu nay,chị cứ tưởng nó xin tiền chị để mua vật dụng học tập, quálắm là ăn quà vặt mà thôi…Trò chơi điện tử – Sức hút mãnh liệtTrẻ con, phần lớn là bé trai, đều bị hút vào một loại hìnhgiải trí mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn: Trò chơi điện tử. Từcác trò chơi nhẹ nhàng như phi ngựa, trượt tuyết, đua xe ởcác siêu thị và trung tâm giải trí đến nhiều trò đa dạng nhưđấm bốc, bắn súng… Những trò chơi này có mặt ở khắpcác gian hàng cho thuê máy tính.Thực chất, người đến thực tập máy tính thì ít mà trẻ conđến thuê chơi điện tử thì nhiều. Giá thành không cao, mộtbữa sáng của trẻ cũng được một chầu điện tử no nê từ 1 đến2 giờ (3.000 đến 4.000 đồng một giờ chơi). Đương nhiên,hiện đại hơn, nhiều gia đình có máy tính tại nhà thì trẻkhông cần phải đi đâu cả, có thể chơi lấy ở nhà. Hơn nữa,ngoài máy tính và trò chơi ra, bọn trẻ không còn biết giải tríbằng hình thức nào với một lịch học dày đặc ở trường. Máytính là một sự lựa chọn tất yếu.Tại sao bé mê trò chơi điện tử đến vậy?Bé Nguyễn Ngọc Hiếu, 10 tuổi, quận Bình Thạnh, Tp.HCM phát biểu: “Con đâu có chơi điện tử nhiều, sáng đihọc đến chiều mới về, tối mẹ bắt học bài đến 8 giờ. Conchơi điện tử đến 10 giờ thì đi ngủ. Mà chơi điện tử vui lắm,con thấy mình mạnh lên rất nhiều…”.“Con chơi thi với bạn, đứa nào nhiều điểm hơn là thắng,con chưa bao giờ thua cả, đánh “bốc” lúc nào con cũngđược điểm cao nhất. Tụi thằng Tèo nói con là “cao thủ võlâm” đấy nhé!”, bé Vàng, gia đình sống ở quận 1 cho biết.Khi được hỏi bé có còn trò chơi nào khác điện tử không,Vàng trả lời “Ba mẹ con đi làm suốt ngày, con chẳng biếtlàm gì. Muốn ăn gì thì cũng có đầy tủ lạnh rồi. Ba mẹ lạicòn cho con rất nhiều tiền. Mới đầu con mua bi bắn. Nhưngbắn trên nền gạch bông khó chịu lắm, mà lại buồn. Rangoài tiệm chơi điện tử vui hơn nhiều…”.Những tác hại không nhỏ của trò chơiDù rằng, trò chơi điện tử phần nào làm cho bé quên đinhững giờ học căng thẳng ở trường, nhưng đến một mức độnào đấy, ta sẽ thấy tác hại nhiều hơn lợi.Những trò chơi chiến đấu, tính hiếu thắng hung hăng lâungày sẽ ăn sâu vào đầu óc trẻ. Trẻ sinh ra tính nóng nảy,không chịu thua ai cả. Và một tác hại dễ thấy nhất, ngồinhìn tập trung vào màn hình thường xuyên dễ làm cho trẻmắc những căn bệnh về mắt như cận, viễn, loạn… Đó làchưa kể đến việc trẻ xao nhãng trong học tập do quá mảimê chơi. Có trẻ còn bỏ cả học để chơi điện tử.Quan tâm con cái, cân bằng giữa học và chơiCùng với sự đô thị hoá của thành phố, sân chơi cho trẻngày càng hẹp hơn. Hiếm thấy có buổi đánh đáo, nhảy dây,đánh chõng, chơi ô quan nữa. Thay vào đó là những bứctường san sát nhau, những không gian chật hẹp và cái máytính lạnh lùng, vô cảm. Tạo sự cân bằng cho con cái giữahọc tập và vui chơi không phải là chuyện dễ. Nhưng cũngkhông phải là chuyện quá khó đối với các bậc phụ huynhthực sự muốn con cái trở thành những người như mìnhmong đợi.