Thông tin tài liệu:
Ở nước ta, chuyện thầy giáo hỏi học sinh trên lớp là chuyện rất bình thường. Khi giảng bài các thầy, cô giáo thường hỏi học sinh để kiểm tra xem các em có hiểu bài hay không. Hỏi học sinh là một phần của phương pháp dạy vẫn được sử dụng phổ biến từ xưa tới nay. Nhưng chuyện trò hỏi vặn lại thầy hay tranh luận với thầy giáo trên lớp là rất ít khi xảy ra trên lớp học ở các cấp học ở nước ta. Các thầy, cô thường không thích hoặc thậm chí khó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi học trò tranh luận với thầy, cô
Khi học trò tranh luận với
thầy, cô
Ở nước ta, chuyện thầy giáo hỏi
học sinh trên lớp là chuyện rất
bình thường. Khi giảng bài các
thầy, cô giáo thường hỏi học
sinh để kiểm tra xem các em có
hiểu bài hay không. Hỏi học sinh
là một phần của phương pháp dạy vẫn được sử
dụng phổ biến từ xưa tới nay. Nhưng chuyện trò
hỏi vặn lại thầy hay tranh luận với thầy giáo trên
lớp là rất ít khi xảy ra trên lớp học ở các cấp học
ở nước ta.
Các thầy, cô thường không thích hoặc thậm chí khó
chịu khi bị học sinh hỏi vặn. Một phần họ ngại việc trả
lời sẽ làm mất thời gian giảng bài của họ. Một phần
họ ngại sẽ bị động khi học trò hỏi. Nếu không trả lời
được ngay hoặc trả lời sai sẽ chứng tỏ sự kém cỏi
của mình trước nhiều học sinh khác. Trong giờ học
nhiều học sinh có một số vấn đề chưa hiểu và muốn
hỏi thầy cô nhưng lại có tâm lý “ngại” hỏi thầy cô.
Trong khi đó ở những nước có nền giáo dục tiên tiến,
học sinh được khuyến khích tranh luận với thầy để
hiểu kỹ một vấn đề nào đó. Thầy cô giáo luôn sẵn
sàng tranh luận cho tận khi học sinh hiểu kỹ vấn đề
đó. Họ chấp nhận những ý trái ngược với mình và họ
sẵn sàng thừa nhận điều mình sai hay những điều
mình chưa biết. Việc tranh luận đó đã giúp cả thầy và
trò hiểu kỹ vấn đề đó hơn.
Tại sao học sinh lại ngại hỏi thầy cô?
Từ thời phong kiến mối quan hệ thầy đồ và học trò là
quan hệ “người trên” và “người dưới”. Mọi điều thầy
giảng dù đúng hay sai học trò cũng phải chấp nhận.
Học trò không dám hỏi thầy chứ chưa nói là dám
tranh luận với thầy vì việc đó được xem là vô lễ vì
dám “cãi lại thầy”. Người trò đó có thể bị phạt hay
thậm chí bị thầy đồ đuổi học.
Còn thời nay khi mối quan hệ thầy trò đã cởi mở hơn,
thân thiện hơn nhưng chuyện học trò hỏi hay tranh
luận với thầy cô cũng ít khi xảy ra. Học sinh ngại hỏi
thầy cô vì sợ thầy cô cho là không hiểu bài nên mới
hỏi. Nhiều học sinh còn sợ bị thầy cô ghét nếu câu
hỏi “làm khó” cho thầy cô. Một học sinh hay hỏi thầy
cô có thể bị các bạn khác xem là muốn “thể hiện”
mình. Vì vậy, nhiều học sinh đành phải hỏi học sinh
khác hay tự mình tìm câu trả lời.
Để loại bỏ tâm lý e ngại này và tăng cường mối quan
hệ tương tác giữa thầy và trò trong giờ học có lẽ sự
cởi mở, thân thiện và những câu động viên khuyến
khích của thầy cô mới có thể giúp các em học sinh
mạnh dạn tranh luận và thể hiện, chia sẻ một cách
thoải mái ý kiến quan điểm của mình với các bạn và
thầy cô. Qua tranh luận với thầy cô và các học sinh
khác thầy cô mới đánh giá được mức độ hiểu bài của
học sinh đó đầy đủ và chính xác nhất chứ không phải
là qua câu trả lời “Có” (rất chung chung, không thể
hiện được điều gì) khi nghe câu hỏi rất phổ biến cuối
giờ dạy là “Các em có hiểu bài không?”
Nếu chấp nhận “bị” hỏi, thầy cô sẽ trả lời như thế
nào?
Một “thủ thuật” khôn ngoan hiện nay được rất nhiều
thầy cô áp dụng khi bị học trò hỏi là nếu biết chắc
chắn câu trả lời và nếu có thời gian họ có thể trả lời
ngay trên lớp, còn nếu không biết chắc câu trả lời họ
thường hẹn học sinh sẽ trả lời sau để về đọc sách
hay hỏi đồng nghiệp khác. Câu hỏi có thể bị … quên
lãng nếu như thầy cô cũng “bó tay” và học trò sẽ ít khi
dám hỏi lại lần nữa. Gần như rất ít thầy cô nào lại
thẳng thắn nói: “Cô (hay thầy) không biết. Để cô
(thầy) tìm hiểu thêm và sẽ trả lời sau ” vì sợ học sinh
đánh giá mình kém cỏi. Họ thường viện lý do không
có thời gian trả lời trên lớp để về nhà tìm câu trả lời
sau. Học sinh thì luôn nghĩ và tin rằng thầy cô là
người biết tất cả mọi thứ về môn đang dạy và thầy cô
giáo không muốn mất niềm tin đó trong mắt học trò.
Khi giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm
trung tâm” nhấn mạnh đến tự học tự nghiên cứu và
tính chủ động sáng tạo của người học trong quá trình
lĩnh hội tri thức. Thầy cô giáo chỉ là người trợ giúp các
em lĩnh hội tri thức mà không phải là người “độc
quyền” truyền đạt tri thức như đường hướng dạy “Lấy
người dạy làm trung tâm” đang được áp dụng ở các
trường phổ thông hiện nay. Theo đường hướng “Lấy
người học làm trung tâm”, khi được hỏi một vấn đề
liên quan tới vấn đề đang được giảng dạy trên lớp thì
các xử lý của thầy cô sẽ lại hoàn toàn khác. Thầy cô
sẽ không tự mình tìm hiểu vấn đề đó để rồi hôm sau
lên lớp truyền đạt lại như phương pháp dạy truyền
thống “Lấy người dạy làm trung tâm” mà khi đó thầy
cô có thể trả lời ngay rằng: “Tôi cũng không biết vấn
đề này. Em và tất cả các bạn khác và cả tôi sẽ về nhà
cùng tìm câu trả lời để hôm sau chúng sẽ thảo luận
sau” hoặc “Đây là vấn đề tôi muốn tất cả chúng ta
cùng thảo luận bây giờ” hoặc “Tôi muốn các em tìm
hiểu vấn đề này để nói cho tôi biết trong buổi học tới”.
Rõ ràng chuyện trò hỏi thầy cô không còn là chuyện
nhỏ khi nó thể hiện phương pháp giảng dạy của thầy
cô và phương pháp học tập của học sinh. Khi phương
pháp dạy học thay đổi thì cách trò hỏi thầy cô và cách
thầy cô trả lời thế nào cũng thay đổi.
...