Danh mục

Khi Internet kết nối với tất cả mọi thứ!

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.72 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hãy tưởng tượng một tương lai mà tất cả mọi thứ đều được kết nối Internet. Không chỉ máy tính xách tay, điện thoại mà cả xe hơi, nhà cửa và thậm chí các bộ phận cơ thể của bạn đều được kết nối mạng. Điều gì sẽ xảy ra?Liệu tương lai cả thế giới sẽ được ‘số hóa’ và mọi dữ liệu sự vật cũng sẽ kết nối mạng? (iStockphoto) Ngay ở hiện tại thì với một chiếc điện thoại thông minh trên tay, cuộc sống trong không gia mạng của bạn đã bắt đầu..Các loại điện thoại thông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi Internet kết nối với tất cả mọi thứ! Khi Internet kết nối với tất cả mọi thứ!Hãy tưởng tượng một tương lai mà tất cả mọi thứ đều được kết nối Internet.Không chỉ máy tính xách tay, điện thoại mà cả xe hơi, nhà cửa và thậm chí các bộphận cơ thể của bạn đều được kết nối mạng. Điều gì sẽ xảy ra? Liệu tương lai cả thế giới sẽ được ‘số hóa’ và mọi dữ liệu sự vật cũng sẽ kết nối mạng? (iStockphoto)Ngay ở hiện tại thì với một chiếc điện thoại thông minh trên tay, cuộc sống trongkhông gia mạng của bạn đã bắt đầu.Các loại điện thoại thông minh bây giờ đã có la bàn và GPS cài đặt sẵn, một sốloại còn có thể định vị chính xác hướng chuyển động trong không gian. Tất cả cácthiết bị này đều có thể sử dụng dễ dàng để định vị vị trí của bạn mọi lúc mọi nơi,chính xác đến từng mét.Trong tương lai mọi việc bạn làm đều có thể kết nối Internet trực tiếp. Hệ thốngcơ sở vật chất như hạ tầng giao thông cũng có thể tự động ghi lại sức căng hoặc tảitrọng của đường xá, hoặc cho chúng ta biết điều kiện giao thông tại thời điểm cụthể nào đó. Hơn thế nữa, bạn cũng có thể biết chắc chiếc xe buýt đ ưa bạn đi làmhàng ngày vừa đổ ngay ở góc phố gần nhà.Chúng ta đang sống trong thế giới mạng 2.0 mà ở đó chúng ta đang tương tác trựctuyến với nhau. Vậy hãy hình dung bước phát triển tiếp theo sẽ là mạng 3.0 - hoặcthậm chí hơn thế. Đó sẽ là ‘mạng kết nối sự vật’. Bạn hãy tưởng tượng xem sao!“Sẽ có cuộc cách mạng”“Mạng kết nối sự vật thực chất là sự hiện thực hóa sớm hay muộn của việc mọivật sẽ tồn tại trong không gian mạng”, Gordon Bell, một nhà khoa học về máy tínhtừng có những đóng góp đầu tiên trong việc phát triển máy tính loại nhỏ từ nhữngnăm 1960 cho biết.Trên phương diện nào đó, những chiếc máy tính loại nhỏ là tiền thân của nhữngmáy chủ xử lý tốc độ cao hiện đại. Cách đây mười năm, Bell đã đảm trách một dựán có tên gọi ‘My Life Bits’ với mục đích lưu trữ số hóa mọi sự việc ông trải qua,từ các cuộc điện thoại đến những cuộc họp cá nhân, thậm chí tranh ảnh và nhữngcuộc thoại bằng tin nhắn tức thời.Dự án đó đến nay đã kết thúc, nhưng nó hướng đến một tương lai mà - theo nhậnđịnh của Ben - tất cả mọi thứ đều tồn tại trực tuyến.Vậy đằng sau ‘mạng kết nối sự vật’ này là gì và tại sao nó lại diễn ra vào thờiđiểm này? Cách đây hơn một thập kỷ, khái niệm về cái chúng ta đang gọi là ‘vitính toàn cầu’ rất thịnh hành trong các mạng hữu tuyến. Thực chất đó là ý tưởngrằng mọi thứ đều có khả năng tính toán. Điều này có thể khó tin nhưng sự khácbiệt giữa thời điểm đó và hiện tại chỉ đơn giản là ‘Tickle Me Elmo’.Vậy ‘Tickle Me Elmo’ là gì? Đó chỉ đơn thuần là một đồ chơi bằng vải bông cómột loạt các bộ vi xử lý, môt vài bộ vi điều khiển và một nguồn điện. Nói cáchkhác, Tickle Me Elmo về bản chất là một thiết bị máy tính chỉ thiếu kết nối mạng.Việc biến thứ đồ chơi vải bông đó thành thiết bị tính toán thực ra là sự phát triểnkhông thể tránh khỏi của định luật Moore.Định luật này được đặt tên theo người sáng lập Hãng Intel: Gordon Moore, khẳngđịnh ít nhiều rằng máy tính sẽ nhân đôi khả năng tính toán cứ sau 18 tháng trongkhi đó giá thành vẫn ổn định, hoặc giảm hơn trước. Nói một cách khác thì việc lắpđặt các bộ cảm ứng, vi xử lý hay nguồn điện cũng như kết nối trực tiếp vớiInternet vào bất cứ thiết bị nào mà chúng ta có thể nghĩ tới đều không tốn kémnhiều lắm.Giáo sư Robin Braun, hiện đang công tác tại trường Đại học Công nghệ cũng nh ưTrung tâm Mạng lưới thông tin thời sự Sydney cho biết: ‘Hãy nghĩ về nó nhưnhững hạt bụi Internet. Nghĩa là mọi thứ đều có địa chỉ mạng (còn được gọi là địachỉ IP) và sẽ cung cấp thông tin về bản thân chúng và môi trường xung quanh tớimạng kết nối. Chúng ta đã nói về điều này trong một thời gian dài nhưng thật rachúng ta vẫn chưa đạt đến đó. Tuy nhiên trong vòng mười năm tới sẽ có một cuộccách mạng xung quanh ý tưởng đưa mạng kết nối đến mọi vật ở mọi nơi”.Cơ chế hoạt động của mạng kết nối sự vậtTheo ông Bell, có ba yếu tố của mạng kết nối sự vật. Trước hết, phải có bộ điềukhiển cảm ứng gắn với thiết bị. Tiếp đó phải có bộ điều khiển áp dụng tr ên cácthiết bị này của người chủ sử dụng thiết bị hoặc do người quản lý mạng, các nhàcung cấp dịch vụ công cộng khác nhau như điện hoặc nước.Ông cũng cho biết thêm yếu tố cuối cùng trong hệ thống mạng kết nối sự vật nàylà một cơ chế phản hồi được tạo ra khi các tính năng điều khiển và cảm ứng đượclắp đặt sẵn trong các thiết bị và cho phép thu thập và tổng hợp thông tin. Ông Bellcho rằng sự tổng hợp thông tin này có thể sẽ diễn ra trong một ‘đám mây’ khổnglồ (tức là trong những thiết bị máy tính lớn tương tự những máy mà Google,Microsoft, IBM sử dụng) và tạo nên một cơ hội kinh doanh lớn.Gordon Bell không phải người duy nhất có nhận định trên. Mark Pesce, một nhàvị lai học đồng thời cũng là nhà phê bình công nghệ tại Sydney tin rằng thách thứclớn cho mạng Internet kết nối sự vật là việc ...

Tài liệu được xem nhiều: