Danh mục

Khi người Việt ngọng Anh văn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.09 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi người Việt ngọng Anh văn .Trong khi kết quả thi môn Toán và IQ đạt rất cao, thậm chí IQ còn vượt trội hơn nhiều so với điểm chuẩn, thì phần lớn các em lại trượt học bổng do điểm tiếng Anh thấp. Trong số đó, không ít em đến từ trường chuyên, phải thi tuyển đầu vào bằng tiếng Anh gắt gao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi người Việt ngọng Anh văn Khi người Việt ngọng Anh văn Trong khi kết quả thi môn Toán và IQ đạt rất cao, thậm chí IQ còn vượt trội hơn nhiều so với điểm chuẩn, thì phần lớn các em lại trượt học bổng do điểm tiếng Anh thấp. Trong số đó, không ít em đến từ trường chuyên, phải thi tuyển đầu vào bằng tiếng Anh gắt gao. Việc nói không tốt ngoại ngữ thông dụng nhất hiện nay là tiếng Anh đã và đang khiến cho người Việt mất đi nhiều cơ hội học tập tốt tại nước ngoài. Trong cuộc thi tuyển giành học bổng toàn phần tại Singapore dành cho học sinh cấp II của Việt Nam gần đây, các thí sinh phải vượt qua ba môn thi chính là Toán, IQ và phỏng vấn tiếng Anh. Trong khi kết quả thi môn Toán và IQ đạt rất cao, thậm chí IQ còn vượt trội hơn nhiều so với điểm chuẩn, thì phần lớn các em lại trượt học bổng do điểm tiếng Anh thấp. Trong số đó, không ít em đến từ trường chuyên, phải thi tuyển đầu vào bằng tiếng Anh gắt gao. Giáo viên người Singapore giải thích rằng, các em trượt phần phỏng vấn vì nói tiếng Anh rất kém. Cô Chloe Close, giám đốc Đào tạo của Apollo English, nhận định: Kiến thức ngữ pháp và kỹ năng đọc của học sinh Việt Nam là tốt hơn cả. “Họ chủ yếu gặp khó khăn trong việc nghe và đọc. Phát âm là phần khó nhất cho các học sinh Việt”. Giải thích về hiện tượng này, cô Nguyễn Bội Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết, học sinh hầu như chỉ được học từ giáo viên trong nước, do đó các em không có sự va đập về âm với người bản xứ. “Các âm hầu như đều bị Việt hóa, những âm luyến, láy, gió là người Việt không đọc được. Nhiều âm bị nuốt” – cô Quỳnh nói. Mặc dù chương trình giảng dạy tiếng Anh trên lớp cũng đã tập trung vào kỹ năng nghe nói, nhưng thời lượng rất hạn chế. “Trên lớp có khoảng 50 học sinh, trong một giờ học nói thì chỉ có 45 phút. Như vậy, mỗi học sinh có trung bình chưa đầy một phút để thực hành nói, nhiều khi không có điều kiện để sửa âm cho học sinh” – cô Quỳnh giải thích. Các lỗi phổ biến Joe Ruelle – hay còn được biết với tên gọi anh “Dâu Tây”, nổi tiếng với vốn tiếng Việt phong phú - cho rằng, người Việt nói tiếng Anh khó chuẩn một phần từ cách phát âm tiếng mẹ đẻ. 'Cách phát âm của tiếng Việt thì vị trí của lưỡi và miệng rất ngắn gọn. Còn khi người Việt Nam nói tiếng Anh, chưa thực sự quen với cách phát âm của tiếng Anh thì nói sẽ hơi 'cụt', hơi 'hụt hẫng'. Vì khi nói tiếng Anh mà không thấy 'thoải mái' thì sẽ không thể kéo dài các trọng âm như người bản ngữ. Do đó, cách nói sẽ không có sự mềm mại'. Cô Phương Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) giải thích sâu hơn về từ vựng khiến cho người Việt hay mắc lỗi khi phát âm. “Tiếng Việt vốn đơn âm tiết, người Việt quen đọc từng âm tiết hoặc một vần, không có trọng âm, nên đọc từ nào cũng giống từ nào. Bản thân mỗi âm tiết một từ riêng”. Trong khi đó, tiếng Anh đa âm tiết, có trọng âm vào một âm tiết trong từ. “Do không đọc được trọng âm nên mọi người đọc thành từng âm tiết một. Theo cách đọc đó thì trong từ có bao nhiêu vần sẽ đọc thành chừng đấy trọng âm. Cách đọc đó khiến cho ta nghe có cảm giác rất cứng, từ nào cũng là từ chính, không có từ phụ” – cô Dung giải thích thêm. Ngoài những lỗi trên, cô Dung cũng chỉ ra việc người Việt thường bỏ quên nối từ phụ âm từ trước với nguyên âm từ sau. Để giúp người học không bị “loạn” âm tiết. Joe chỉ ra rằng trong tiếng Anh không có quá nhiều âm tiết như người Việt nghĩ, khi đọc thì chỉ có âm tiết trọng âm, còn các âm tiết khác thì có thể bỏ qua. Theo Joe, muốn nói chuẩn thì “phải tra từ điển mới biết được ». Còn theo cô Chloe, đây là một lỗi rất phổ biến, nhưng không khó khắc phục một khi người học hiểu điều này. Thành thạo tiếng Anh giúp học sinh mở rộng cơ hội học tập ở nước ngoài. Trong ảnh: Triển lãm giáo dục Hà Lan. Nói như hát Bênh cạnh đó, về thanh điệu, tiếng Việt có 6 dấu. Do đó người Việt đọc hay bỏ dấu sắc vào tất cả âm tiết hoặc chọn cách “an toàn” là đọc theo kiểu “đều đều”. 'Rất nhiều người Việt Nam cảm thấy hệ thống của tiếng Anh không có thanh điệu, không có dấu. Nhưng thực ra tiếng Anh có rất nhiều thanh điệu, và linh hoạt hơn hệ thống của tiếng Việt. Nhiều người không biết chỗ nào mình phải ‘lên’, chỗ nào mình phải ‘xuống’ nên họ nói một câu tiếng Anh cũng y như nói một câu tiếng Việt. Cách nói này có thể khiến cho người nghe thấy hơi buồn ngủ, cảm giác hơi đơn điệu một tí' - Joe phân tích. Với cách an toàn nhất là 'ở giữa', tức là nói một cách đều đều, Joe cho rằng 'nhiều khi thì cách an toàn nhất lại là cách nguy hiểm nhất'. Joe cũng nói thêm một tình huống khác mà người Việt hay mắc lỗi, đó là khi một số người cảm thấy mình nói hơi đơn điệu, họ sẽ thêm 'gia vị'. “Người Việt sẽ nói theo kiểu cho tất cả các dấu thành 'sắc sắc sắc', hoặc 'huyền huyền huyền”. Joe cho rằng, để nói theo đúng thanh điệu thì “chỉ có thể nghe nhiều, rồi học và bắt chước, giống như cách trẻ con học nói thôi”. Về mặt diễn đạt, cô Phương Dung nói thêm, một lỗi khác khiến cho người người nước ngoài “khó tiếp thu” khi nghe người Việt nói tiếng Anh là do không diễn đạt theo mẫu câu của Anh văn mà nói theo kiểu Việt Nam. “Thay vì học cách biểu đạt bằng tiếng Anh thì người Việt hay dịch ngược từ Việt sang Anh theo mẫu câu tiếng Việt” – cô Dung nói. Một lỗi nữa mà người Việt hay bỏ qua là ngữ pháp. Do trong tiếng Việt không chia động từ, nên khi nói, người Việt hay “quên” chia động từ theo đúng thì thích hợp. Joe Ruelle cho rằng đây không phải là vấn đề riêng của người Việt Nam. “Rất nhiều người Nhật, người Hàn, người Thái cũng gặp phải tình trạng này” Chia sẻ bí quyết để học ngoại ngữ thật tốt, anh chàng Dâu Tây nói: “Mình có thể rất hiểu lý thuyết, có thể nắm rất rõ về trọng âm, có thể đọc nhiều sách ngữ pháp, và trong đầu mình rất hiểu là chữ nào thì nên nói, nhưng nếu mình không thực hành nhiều thì tất cả cũng chỉ là lý th ...

Tài liệu được xem nhiều: