Khi trẻ... ghen
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 151.88 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Ghen” là một trạng thái tình cảm hết sức bình thường (ghen vì yêu, ghen vì ghét…) mà rất nhiều trẻ nhỏ cũng mắc “bệnh” này. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu trẻ “ghen” như thế nào nhé. Khi không còn là người duy nhất trong nhà nữa, trẻ thường tự hỏi “liệu mình còn được yêu thương quý mến nhất không?”, “tại sao mình không được nhận nhiều quà tặng?”, “tại sao mẹ mua cho mình cái áo xấu hơn?”, “tại sao mình không đứng đầu lớp như chị?”, và còn rất nhiều câu hỏi “tại sao” khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi trẻ... ghen Khi trẻ... ghen “Ghen” là một trạng thái tình cảm hết sức bình thường (ghen vì yêu, ghen vì ghét…) mà rất nhiều trẻ nhỏ cũng mắc “bệnh” này. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu trẻ “ghen” như thế nào nhé. Khi không còn là người duy nhất trong nhà nữa, trẻ thường tự hỏi “liệu mình còn được yêu thương quý mến nhất không?”, “tại sao mình không được nhận nhiều quà tặng?”, “tại sao mẹ mua cho mình cái áo xấu hơn?”, “tại sao mình không đứng đầu lớp như chị?”, và còn rất nhiều câu hỏi “tại sao” khác nữa. Làm sao mà trẻ không cảm thấy tức giận, buồn và ghen tị mỗi khi thấy có ông bà hay bố mẹ chỉ quan tâm chăm sóc, dành tình cảm cho anh, chị còn với mình thì không? Làm sao không ghen tị khi thấy anh chị, em mình xinh đẹp, học giỏi còn với mình chỉ là một con số không tròn trĩnh. Trẻ sợ hãi khi mất tình yêu của bố mẹ Khi mẹ sinh em bé, trẻ coi em bé như là “kẻ thù”, sẽ “đánh cắp” vào bất cứ lúc nào thứ vô cùng quý giá, là tình yêu của bố mẹ mà từ bấy lâu nay vẫn là của riêng mình. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, trẻ còn luôn luôn tìm cách làm thế nào để độc chiếm hoàn toàn tình cảm quý giá đó. Tính ghen tị luôn len lỏi vào trong ý nghĩ của trẻ. Khi có em trai (em gái) thì anh (chị) lớn phải chia sẻ không chỉ về tình cảm mà còn cả về vật chất, và cũng vì thế, ngay cả khi em bé trong nhà cũng có tính ghen tị với anh chị lớn hơn mình. Trẻ tìm mọi cách để có được vị trí số một trong nhà. Bây giờ không được bố mẹ yêu thương nhiều nữa nên trẻ muốn mình trở lại như ngày xưa, ngày mà chỉ có một mình mình mà thôi. Nghĩ đến ngày vẫn còn ngậm tay, đòi bình sữa rồi đến ngày bi bô tập nói … ôi bé muốn được quay lại ngày ấy biết nhường nào, ngày mà được tất cả mọi người yêu thương. Nhưng làm sao có thể quay ngược vòng thời gian được, vậy có cách nào khác bây giờ? Hay là nói “Mẹ ơi con bị ốm, con cảm thấy khó chịu trong người”, “mẹ ơi con đau bụng lắm”, “Bố ơi con đau bụng lắm”… Bố mẹ cần nghe và hiểu Nên chuẩn bị về mặt tinh thần cho con đầu của bạn trước khi bạn có ý định sinh con thứ hai bằng cách đưa ra câu hỏi: “Con muốn có em trai hay em gái?” Rất nhiều trẻ có tính ích kỷ nói rằng: “Con không thích có em”, và nếu khi con bạn trả lời “Con muốn có em gái”, vậy thì đúng rồi vì con bạn muốn được là cậu ấm trong nhà và muốn được bố mẹ yêu nhiều nhất. Còn nếu con bạn trả lời “Con muốn có em trai” , thì chắc chắn con bạn biết được răng bạn đang mong muốn có một bé gái nữa. Điều đó chứng tỏ rằng trẻ thường chọn giới tính của em sao cho mình luôn ở vị trí ít nguy hiểm nhất và để bố mẹ khó có thể thay đổi tình cảm với mình hơn. Ghen tị là trạng thái tình cảm hết sức bình thường và là lẽ đương nhiên của trẻ, không nên cấm đoán trẻ mà cần phải giúp chúng thấy rằng ngay cả khi có em bé nữa thì tình cảm của bố mẹ dành cho trẻ không có gì thay đổi, vẫn như ngày xưa. Bố mẹ lúc nào cũng thương yêu trẻ lúc lớn lên cũng như khi còn nhỏ, bố mẹ thương yêu anh chị em trong nhà như nhau, không ai nhiều hơn mà cũng không ai ít hơn, giữa anh chị em luôn luôn có sự công bằng. Trước mặt con cái, bố mẹ không nên làm phép so sánh con nọ với con kia, không nên nói xấu con mà cũng không nên quá khen ngợi vì như thế không những không khích lệ được các con cố gắng mà còn làm cho chúng cảm thấy tủi thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi trẻ... ghen Khi trẻ... ghen “Ghen” là một trạng thái tình cảm hết sức bình thường (ghen vì yêu, ghen vì ghét…) mà rất nhiều trẻ nhỏ cũng mắc “bệnh” này. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu trẻ “ghen” như thế nào nhé. Khi không còn là người duy nhất trong nhà nữa, trẻ thường tự hỏi “liệu mình còn được yêu thương quý mến nhất không?”, “tại sao mình không được nhận nhiều quà tặng?”, “tại sao mẹ mua cho mình cái áo xấu hơn?”, “tại sao mình không đứng đầu lớp như chị?”, và còn rất nhiều câu hỏi “tại sao” khác nữa. Làm sao mà trẻ không cảm thấy tức giận, buồn và ghen tị mỗi khi thấy có ông bà hay bố mẹ chỉ quan tâm chăm sóc, dành tình cảm cho anh, chị còn với mình thì không? Làm sao không ghen tị khi thấy anh chị, em mình xinh đẹp, học giỏi còn với mình chỉ là một con số không tròn trĩnh. Trẻ sợ hãi khi mất tình yêu của bố mẹ Khi mẹ sinh em bé, trẻ coi em bé như là “kẻ thù”, sẽ “đánh cắp” vào bất cứ lúc nào thứ vô cùng quý giá, là tình yêu của bố mẹ mà từ bấy lâu nay vẫn là của riêng mình. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, trẻ còn luôn luôn tìm cách làm thế nào để độc chiếm hoàn toàn tình cảm quý giá đó. Tính ghen tị luôn len lỏi vào trong ý nghĩ của trẻ. Khi có em trai (em gái) thì anh (chị) lớn phải chia sẻ không chỉ về tình cảm mà còn cả về vật chất, và cũng vì thế, ngay cả khi em bé trong nhà cũng có tính ghen tị với anh chị lớn hơn mình. Trẻ tìm mọi cách để có được vị trí số một trong nhà. Bây giờ không được bố mẹ yêu thương nhiều nữa nên trẻ muốn mình trở lại như ngày xưa, ngày mà chỉ có một mình mình mà thôi. Nghĩ đến ngày vẫn còn ngậm tay, đòi bình sữa rồi đến ngày bi bô tập nói … ôi bé muốn được quay lại ngày ấy biết nhường nào, ngày mà được tất cả mọi người yêu thương. Nhưng làm sao có thể quay ngược vòng thời gian được, vậy có cách nào khác bây giờ? Hay là nói “Mẹ ơi con bị ốm, con cảm thấy khó chịu trong người”, “mẹ ơi con đau bụng lắm”, “Bố ơi con đau bụng lắm”… Bố mẹ cần nghe và hiểu Nên chuẩn bị về mặt tinh thần cho con đầu của bạn trước khi bạn có ý định sinh con thứ hai bằng cách đưa ra câu hỏi: “Con muốn có em trai hay em gái?” Rất nhiều trẻ có tính ích kỷ nói rằng: “Con không thích có em”, và nếu khi con bạn trả lời “Con muốn có em gái”, vậy thì đúng rồi vì con bạn muốn được là cậu ấm trong nhà và muốn được bố mẹ yêu nhiều nhất. Còn nếu con bạn trả lời “Con muốn có em trai” , thì chắc chắn con bạn biết được răng bạn đang mong muốn có một bé gái nữa. Điều đó chứng tỏ rằng trẻ thường chọn giới tính của em sao cho mình luôn ở vị trí ít nguy hiểm nhất và để bố mẹ khó có thể thay đổi tình cảm với mình hơn. Ghen tị là trạng thái tình cảm hết sức bình thường và là lẽ đương nhiên của trẻ, không nên cấm đoán trẻ mà cần phải giúp chúng thấy rằng ngay cả khi có em bé nữa thì tình cảm của bố mẹ dành cho trẻ không có gì thay đổi, vẫn như ngày xưa. Bố mẹ lúc nào cũng thương yêu trẻ lúc lớn lên cũng như khi còn nhỏ, bố mẹ thương yêu anh chị em trong nhà như nhau, không ai nhiều hơn mà cũng không ai ít hơn, giữa anh chị em luôn luôn có sự công bằng. Trước mặt con cái, bố mẹ không nên làm phép so sánh con nọ với con kia, không nên nói xấu con mà cũng không nên quá khen ngợi vì như thế không những không khích lệ được các con cố gắng mà còn làm cho chúng cảm thấy tủi thân.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tâm lý của trẻ cách dạy trẻ kỹ năng dạy trẻ kỹ năng sống nghệ thuật dạy con cáiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 318 2 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 256 3 0 -
9 Lời khuyên dành cho thanh niên của Bill Gates - Phần 1
134 trang 196 1 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 185 0 0 -
10 Kỹ năng nghề nghiệp hữu dụng
3 trang 166 0 0 -
Dạy trẻ kỹ năng sống - 5 nguyên tắc giao tiếp cần dạy cho trẻ
5 trang 150 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 120 0 0 -
25 Kỹ năng cơ bản về soft skills
3 trang 117 0 0 -
5 trang 110 1 0
-
Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
6 trang 108 0 0