Danh mục

Khi trẻ thứ hai xuất hiện: bố mẹ cần chuẩn bị và hỗ trợ tâm lý cho trẻ thứ nhất

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.22 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi trẻ thứ hai xuất hiện trong gia đình, vị trí của trẻ thứ nhất sẽ có nhiều thay đổi. Từ đây, bé sẽ có một vai trò mới – anh (hay chị). Đó là biến đổi lớn về nhận thức vai trò xã hội đầu tiên của bé. Hãy nhớ lại ngày đầu tiên mà bạn trở thành anh chị. Cảm giác của bạn như thế nào? Hay lúc bạn bước vào lớp Một? Hay ngày đầu tiên ở giảng đường Đại học?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khi trẻ thứ hai xuất hiện: bố mẹ cần chuẩn bị và hỗ trợ tâm lý cho trẻ thứ nhấtKhi trẻ thứ hai xuất hiện: bố mẹ cần chuẩn bị và hỗ trợ tâm lý cho trẻ thứ nhất Khi trẻ thứ hai xuất hiện trong gia đình, vị trí của trẻ thứ nhất sẽ có nhiều thay đổi. Từ đây, bé sẽ có một vai trò mới – anh (hay chị). Đó là biến đổi lớn về nhận thức vai trò xã hội đầu tiên của bé.Hãy nhớ lại ngày đầu tiên mà bạn trở thành anhchị. Cảm giác của bạn như thế nào? Hay lúc bạnbước vào lớp Một? Hay ngày đầu tiên ở giảngđường Đại học? Hay phút giây đầu tiên nhậncông việc ở công sở. Rồi lúc nhận một cương vịmới trong cơ quan. Rồi lúc lập gia đình – giâyphút đầu tiên trong vai trò một người vợ, ngườichồng...Bất cứ một vai trò mới nào cũng mang lại cho ngườiđảm nhận nó những trải nghiệm sâu sắc: cảm xúcxao xuyến, hồi hộp, sự lúng túng, nhận thức tráchnhiệm, những thay đổi về quan điểm, thái độ, hành vi.Và rất nhiều biến đổi khác nữa. Do đó, để giúp béđảm trách tốt vai trò mới- anh (hay chị), các bậc bốmẹ cần phải có sự chuẩn bị và hỗ trợ tâm lý cho béthật tốt.Chuẩn bị và hỗ trợ tâm lý cho trẻ thứ nhất là mộtcông việc cần rất nhiều công sức, thời gian và nhất làsự tinh tế. Sau đây là một số gợi ý về việc chuẩn bịvà hỗ trợ tâm lý cho con thứ nhất trong thời gian chờđợi hay đang trong quá trình nuôi con thứ hai: Gác lại tất cả những công việc không gấp gáp trongvòng 2-3 tháng trước ngày sinh con để tập trung choviệc xây dựng quan hệ anh-em cho trẻ thứ nhất. Khi đi dạo với trẻ thứ nhất trong thời gian mangthai, nên hướng sự chú ý của bé tới những người phụnữ đi cùng trẻ sơ sinh. Hãy cho bé xem hình trẻ mớisinh trên báo, tạp chí và trò chuyện với bé về nhữngđặc điểm cơ bản của trẻ sơ sinh: chưa tự ăn đượcnên mẹ cần phải cho bú sữa thường xuyên, thânmình nhỏ bé, yếu ớt, cần được bảo vệ, chăm sóc đặcbiệt… Không nên nói đùa với trẻ theo kiểu: “Khi em ra đờithì em sẽ lấy hết đồ chơi của con” hay những “đedọa” đại loại như vậy. Tất nhiên là bạn chỉ đùa giỡnthôi. Nhưng bạn có chắc là trẻ sẽ tiếp nhận câu nóiđùa của bạn một cách dễ dàng không? Hay đối vớibé, đó thực sự là một sự bất ổn? Thực tế là có nhữngtrẻ bị ám ảnh bởi viễn cảnh “không có lợi” cho bảnthân mình như thế này và phản đối việc có em. Kếhoạch sinh con thứ hai của cha mẹ, vì vậy, gặp rấtnhiều khó khăn khi thực hiện. Không được giảm sự quan tâm tới con thứ nhấttrong thời gian nuôi con thứ hai, nhất là thời gian đầu.Nên phân công công việc giữa bố và mẹ: bố ngồi vớicon thứ hai trong khi mẹ chuẩn bị cho con thứ nhấttới trường v.v. Hạn chế tối đa việc la mắng con thứ nhất. Trong thờigian này, con thứ nhất luôn có thái độ dò xét tình cảmcủa cha mẹ. Vì vậy, việc la mắng bé sẽ làm nảy sinhở bé cảm giác là cha mẹ thiên vị, cảm giác là mình bịbỏ rơi. Không nhận xét hành vi của con thứ nhất theo kiểu:“Con lớn rồi mà còn làm như vậy nữa hay sao?”, “Lớnrồi mà còn đòi hỏi ba (mẹ) làm cho việc này nữa hả?”v.v. Những nhận xét như thế này dễ làm bé cảm thấycăng thẳng vì bị ép buộc phải trưởng thành sớm haycảm thấy bất bình, hụt hẫng vì không nhận được sựtrợ giúp mà bé vẫn thường được nhận trước đây.Nên đối xử với bé giống như trước khi có trẻ thứ haira đời. Đừng lấy con thứ hai làm cớ để từ chối con thứnhất, kiểu như: “Ba (mẹ) không có thời gian làm cáinày cho con đâu, ba (mẹ) còn phải thay tã cho emnữa”. Thay vì vậy, hãy nói: “Ba (mẹ) sắp xong việcrồi, con chờ chút rồi ba (mẹ) sẽ cùng chơi với connhé!”. Nếu bạn lấy trẻ thứ hai làm nguyên cớ, dầndần trẻ thứ nhất sẽ không tránh khỏi cảm giác thùghét em mình, cho rằng em mình là nguyên do đemđến sự bất công, từ đó có thái độ và hành động trảthù. Đừng la mắng ngay cả khi trẻ thứ nhất đùa giỡn gầnnơi trẻ thứ hai nằm. Hãy nhẹ nhàng nói với bé: “Conđừng làm ồn” và bế trẻ thứ hai đi chỗ khác, lấy lý dolà: “Ba (mẹ) cần phải cho em ăn”. Tạo những cái cớ để quan tâm, chú ý đến trẻ thứnhất khi mà tất cả mọi người chỉ nghĩ đến trẻ thứ hai.Ví dụ: vào những dịp như thôi nôi, đầy năm hay sinhnhật trẻ thứ hai, khi mà mọi người chỉ tặng quà vànựng nịu trẻ thứ hai, bạn hãy tạo một cái cớ để mọingười chú ý đến trẻ thứ nhất: “Nhân dịp thôi nôi conthứ hai, chúng tôi muốn tặng cho con thứ nhất mộtmón quà, vì bây giờ bé đã có một vai trò mới, rấtquan trọng, đó là làm anh (chị)” v.v. Nên có chế độ nghỉ ngơi cho hai vợ chồng để tránhtình trạng căng thẳng, dễ dẫn đến cáu bẳn vớicon.Nên nói với trẻ thứ nhất rằng, trẻ mới sinh còn rấtnon nớt, và cần được chăm sóc cẩn thận, nhẹ nhàng,dịu dàng. Có thể cho trẻ xem hình của mình trướcđây, lúc mới sinh, và kể lại cho trẻ nghe cha mẹ đãchăm sóc trẻ như thế nào. Điều này làm tăng sự cảmthông của trẻ với em mình, cũng như giúp trẻ nhậnthức một cách tự nhiên sự khó khăn của cha mẹtrong việc chăm sóc mình và chăm sóc em.Từ đó trẻ có thể thông cảm với cha mẹ nếu cha mẹkhông thể dành nhiều thời gian cho một mình trẻ, màphải chia sẻ cho em nữa.Hãy mời trẻ thứ nhất cùng tham gia vào việc chămsóc trẻ thứ hai: cùng ba mẹ hát ru em ngủ, lấy giùmba mẹ tã giấy, dọn nôi cho em, cùng đi dạo, phanước tắm em v.v. Qua việc phụ giúp này, trẻ sẽ họcđược cách lo lắng cho em và đó là nền tảng của tìnhyêu thương anh (chị) em trong gia đình.Đừng quên phát huy tính sáng tạo của trẻ thứ nhấtqua việc mời bé giúp ba mẹ làm mặt xấu chọc cườiem, thổi kèn lá cho em nghe, cùng em chơi gấu bông,tập cho em bò, tập cho em nói v.v. Nên hỏi ý kiến béđể bé nhận thức được tầm quan trọng của mình:“Con thấy nên chơi trò gì với em bây giờ?”, “Mình nênchọn đồ chơi gì cho em, theo con?” v.v.v ...

Tài liệu được xem nhiều: