Danh mục

KHO TÀNG LỤC BÁT DÂN GIAN - Ca dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người Việt

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.74 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

KHO TÀNG LỤC BÁT DÂN GIANCa dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người ViệtLàng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng Ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú.Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHO TÀNG LỤC BÁT DÂN GIAN - Ca dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người Việt KHO TÀNG LỤC BÁT DÂN GIAN Ca dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người ViệtLàng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thânthương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rấtriêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọnghát của những làn điệu, tạo thành dòng Ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng vàphong phú.Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thựckhách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tậpquán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệxã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngônngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹpvăn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời,yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nétđẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phongphú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trìnhnghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳngđịnh một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng tr ên dưới 2.500năm. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiệnvật khảo cổ cùng niên đại. Phân tích các họa tiết hoa văn trên trống đồng, nhiềungười đã tìm thấy ở đây hình ảnh lễ thờ nữ thần Mặt Trời cũng là nữ thần Nôngnghiệp. Trong lễ hội này đã sử dụng các hình thức âm nhạc, thanh nhạc múa hát vàcác nhạc khí.Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Vănhọc phát biểu: Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũngcó dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dânca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và nhưcác nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khitrong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đóđược gọi là ca dao.Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xãhội, qua thời gian, những câu nói hay, những l àn điệu hấp dẫn đã được nhân dânsưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trítuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam lànhững câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách,nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽthấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Tuy nhiên ở mỗiloại hình lại có những đặc điểm riêng biệt.Tiến sỹ Đặng Văn Lung nói: Các cụ ngày xưa có nói bỏ ca đi thì còn lại dao, cónghĩa là ca dao và dân ca ra đời cùng một lúc. Nhưng cũng không phải tất cả câuhát của dân ca là ca dao. Đi sâu vào nghiên cứu thì thấy dân ca phát triển rấtnhiều, còn ca dao chỉ có một số chức năng nhất định.Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dângian đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáodục của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họcó thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, có thể nóica dao dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trongbất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất. Như Giáo sư Vũ NgọcPhan đã viết: Nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ xưa và hình thức thô sơ củanó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người. Có một câu ca dao rất ý nghĩa,không chỉ nói lên quan niệm triết lý của người Việt Nam mà đó còn là một câu nóithể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, thể hiện sức mạnh của tập thể.Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại thành hòn núi cao.Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong ca dao dân ca là những nguồn nhựa sốngbổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Tuy cũng là câunói, giọng điệu cùng với một cái nôi xuất phát nhưng không phải câu ca dao nàocũng có thể trở thành dân ca và ngược lại, ở mỗi thể loại lại có thêm những ưu thếbổ sung ứng dụng trong từng hoàn cảnh của thực tế đời sống. Theo cách hiểuthông thường, ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm,tiếng láy hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca.Như vậy giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ ràng. Ca dao là những câunói phổ thông trong dân gian. Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng haicâu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt. Khi có nhiều câu kết thành mộtđoạn ngắn thì gọi là dân ca, vì vậy ranh giới giữa ca dao và dân ca là một sợi chỉrất mỏng manh. Ca dao là lối văn truyền khẩu, trước tiên là do ...

Tài liệu được xem nhiều: