Danh mục

Khoa học giáo dục - Phương pháp nghiên cứu: Phần 1

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.81 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: Phần 1 do Nguyễn Văn Hộ biên soạn giúp các bạn nắm bắt những kiến thức tổng quan về phương pháp luận khoa học giáo dục. Tài liệu phục vụ cho các bạn chuyên ngành Giáo dục học và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoa học giáo dục - Phương pháp nghiên cứu: Phần 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYÊN VĂN HỘ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên - 1993 TỔNG QUAN VỀ PP LUẬN KHOA HỌC GIÁO DỤC 1. Khoa học và PP luận khoa học. Muốn tận hiểu sâu về PPL khoa học, trước hết cần nghiên cứu (dù sơ lược) về bản thân các khoa học. 1.1. Khái niệm khoa học trong trường hợp này, có thể hiểu 1 cách đơn giản nhất là khái niệm chỉ một hệ thống tri thức nào đó, có thể là về tự nhiên, về xã hội hoặc về tư duy, trong đó phản ánh những quy luật phát triển có tính khách quan của tự nhiên, của xã hội và của tư duy đã được hình thành lâu dài trong lịch sử phát triển của khoa học, được phát triển không ngừng trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người, trong một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội nhất định. Điều đó còn có ý nghĩa là: khoa học là kết quả của sự phát triển liên tục không ngừng, ngày càng cao của hoạt động nhận thức có tính chất đặc thù của con người nhằm mục đích cải tạo thế giới khách quan, phục vụ lợi ích của con người. Đó cũng chính là quá trình nhận thức ngày càng cao, càng sâu sắc về những quy luật vận động và bát triển của thế giới hiện thực, chúng giải thích đúng đắn nguồn gốc và sự phát triển của những sự kiện ấy, trong đó bao gồm cả sự giải thích đúng đắn những mối liên hệ bản chất của các sự kiện và hiện tượng, vũ trang cho con người những hiểu biết ngày càng mới mẻ, càng hiện đại về những quy luật khách quan của thế giới hiện thực. Mặc dù đều phản ánh sự vận động và phát triển của tồn tại, kể cả những hình thức phản ánh những hình thái vận động ấy vào ý thức con người - các khoa học đều có điểm chung nhất là có nhiệm vụ nhận thức đúng đắn tính quy luật trong sự vận động và phát triển của thế giới khách quan, phát hiện các cách thức, con đường vận dụng những quy luật ấy vào hoạt động thực tiễn của con người. 1.2. Trong khoa học, có các thành tố (một vấn đề có liên quan chặt chẽ với PPLKH) chúng ta nhận thấy rõ: Các tài liệu có thực con người tích luỹ được trong quá trình phát triển của khoa học, đó là những kết quả của những quá trình quan sát, thực nghiệm, thể nghiệm... Những nguyên lý khoa học được đúc kết (so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng hợp, khái quát...) trên cơ sở khoa học - kể cả những giả thuyết khoa học còn cần phải chứng minh, kiểm nghiệm thêm trong thực tiễn. Những tài liệu khái quát hoá có tính chất khoa học - những kết quả này được biểu hiện trong các quy luật tương ứng và kể cả trong những lý thuyết riêng biệt. - Ngoài ra sự lý giải về mặt lý thuyết chung những quy luật do khoa học phát hiện, những phương pháp chung dùng để nghiên cứu hiện thực (tức là PPL khoa học-thế giới quan của khoa học. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong khoa học cho thấy rằng-nếu thiếu nó (PPLKH)) khó lòng có thể định hướng đúng trong việc tìm tòi bất cứ một tri thức nào. Vì lẽ ấy, PPL cũng được xem là một thành phần của khoa học. Thực tế cũng cho thấy trong nghiên cứu, cũng khó lòng phân biệt PPL với các tri thức khoa học vì mối liên hệ giữa chúng rất chặt chẽ, rất thống nhất mối liên hệ này luôn luôn gắn bó, hài hoà với nhau. 1.3. Khoa học nghiên cứu, thực hiện các nhiệm vụ đề ra cho nó thông qua quá trình tư duy khoa học, đặc biệt là khái quát hoá về mặt lý luận (từ các sự kiện riêng lẻ của khoa học), bằng thực nghiệm và thường là phải khảo sát trong thực tiễn tìm ra sự phù hợp giữa những nguyên lý, lý luận tương ứng. Do vậy, trong thực tế của mọi hoạt động khoa học chúng ta phải coi trọng cả hai mặt nghiên cứu từ các sự kiện rời rạc riêng lẻ và tư duy khoa học để phát hiện ra các mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố trong nghiên cứu, có như vậy mới tránh được lối làm việc tự biện, suy lý một cách chủ quan, không phản ánh đúng bản chất của hiện thực . Sự kiện khoa học được xem là cơ sở tất yếu của khoa học, là cội nguồn và điều kiện. Xuất phát từ các sự kiện, khoa học mới có thể phát triển. Trong tác phẩm Phép biện chứng của tự nhiên Ph. Ănghen đã nhận xét: Trong bất cứ địa hạt khoa học nào - trong địa hạt tự nhiên cũng như trong địa hạt lịch sử - phải xuất phát các sự kiện mà chúng ta biết được... không thể bịa ra những mối liên hệ và đem những mối liên hệ ấy gắn vào sự kiện mà phải rút ra những mối liên hệ ấy từ các sự kiện và nếu có thể phải chứng minh chúng bằng thực nghiệm. Mặc dù vậy, trong khoa học sự kiện cúng mới là nguyên liệu của khoa học chứ chưa hẳn là khoa học thật sự. Nhờ có tư duy lý luận (khoa học) có sự trìu tượng hoá, chúng ta mới gạt bỏ được những yếu tố ngẫu nhiên trong các quan hệ, các hiện tượng, đi sâu vào các mối liên hệ, quan hệ sâu xa, phát hiện được các quy luật khách quan, luôn luôn chi phối và là cơ sở của các quá trình vận động của tự nhiên, của đời sống xã hội và của tư duy. Sự kiện thường xuất hiện rời rạc, gắn liền với các yếu tố ngẫu nhiên (trong nhận thức, trong hoạt động…) và hàng loạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: