Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu 'khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (p.10)', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.10)
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.10)
Động cơ của một cá nhân là sự hoà quyện giữa sự mong muốn và nguồn sinh lực
nhằm hoàn thành một mục tiêu nào đó. Khi tác động đến động cơ của một cá nhân
có nghĩa là bạn đang khiến người đó muốn làm những gì mà bạn cho rằng cần phải
làm.
Động viên và năng lực lãnh đạo
Động cơ
Động cơ của một cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Mức độ đòi hỏi của một nhu cầu nào đó. Ví dụ, bạn đang đói nhưng bạn vẫn phải
hoàn thành một nhiệm vụ khi mà hạn chót đã đến rất gần: Lúc này, nếu bạn quá
đói, bạn sẽ phải ăn trước tiên, còn nếu cơn đói vừa mới bắt đầu, bạn sẽ hoàn thành
nhiệm vụ rồi sau đó mới ăn.
- Khả năng nhận thức rằng việc thực hiện một hành động nào đó sẽ giúp thoả mãn
những nhu cầu của bản thân. Ví dụ, bạn có hai nhu cầu “cháy bỏng” – Nhu cầu thứ
nhất là đi ăn trưa và nhu cầu thứ hai là hoàn thành một công việc. Lúc này, bạn sẽ
tự quyết định cho mình nhu cầu nào cần được ưu tiên thực hiện. Nếu bạn nghĩ
rằng mình có thể bị sa thải khi không hoàn thành công việc, bạn sẽ tạm hoãn việc
đi ăn trưa để hoàn thành nốt công việc đó. Còn nếu bạn nghĩ rằng cho dù có đi ăn
trưa thì mình vẫn không gặp phải rắc rối nào hoặc vẫn có thể hoàn thành công việc
đúng hạn, thì bạn sẽ quyết định đi ăn trưa trước tiên.
Mọi người đều có thể được động viên bằng niềm tin, giá trị, mối quan tâm, sở
thích, sự sợ hãi, lý do xác đáng và các yếu tố khác. Trong số này có một vài các
yếu tố thuộc về nội tâm, như nhu cầu, sở thích, mối quan tâm, hay lòng tin và một
số yếu tố khác thuộc về ngoại cảnh như mối nguy hiểm, môi trường, hay sức ép từ
người mình thương yêu. Ở đây không có công thức cố định nào cho việc động
viên -- bạn cần phải có một quan điểm khoáng đạt về bản chất con người. Trong
định hướng cá nhận của mỗi người, các yếu tố nội tâm và ngoại cảnh luôn đan xen
lẫn nhau một cách phức tạp và không phải lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng nhận
ra những yếu tố này để mà động viên. Tương tự, cùng một yếu tố nhưng khi nó tác
động lên hai người khác nhau thì có thể dẫn đến những hành động hay phản ứng
không giống nhau. Việc hiểu rõ từng cá nhân có phản ứng như thế nào đối với
những nhu cầu khác nhau sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình ra quyết định cũng
như có hành động hợp lý trong những tình huống cụ thể.
Là một nhà lãnh đạo, bạn có quyền tác động lên động cơ làm việc của các thành
viên trong tổ chức. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản để việc động viên đạt hiệu
quả cao nhất. Chúng sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình ra quyết định:
• Tạo điều kiện để nhu cầu của mọi người trùng khớp với nhu cầu của tổ chức.
Hầu như tất cả mọi người đều chịu ảnh hưởng từ các nhu cầu liên quan đến sự an
toàn trong công việc, sự thăng tiến, phát triển, sự tôn trọng của đồng nghiệp và cấp
trên. Họ cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tâm như giá trị tinh thần và tư
cách đạo đức. . Cũng như vậy, tổ chức luôn cần những nhân viên tốt cho các công
việc khác nhau. Hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn được đào tạo, được khuyến
khích, động viên và có cơ hội thăng tiến. Hãy dám chắc rằng cách mà bạn tiến
hành các hoạt động kinh doanh có cùng giá trị, tinh thần và cũng như các nguyên
tắc hành xử mà bạn muốn tìm kiếm ở các nhân viên. Nếu bạn tiến hành các hoạt
động kinh doanh theo cung cách không trung thực, các nhân viên cũng sẽ không
trung thực với bạn và đó sẽ là kiểu nhân viên mà tổ chức của bạn thu hút.
• Thưởng công cho những hành vi tốt.
Có thể bạn xem nhẹ một giấy chứng nhận, một lá thư, hay một lời cảm hơn, song,
đây lạI là những biện pháp động viên nhân viên khá hiệu quả. Phần thưởng dành
cho những hành vi tốt phải nên cụ thể và linh hoạt . Bạn đừng nói một cách chung
chung kiểu như: “phần thưởng này dành cho anh vì anh đã thực hiện tốt công
việc”, thay vào đó, hãy nêu ra những hành động cụ thể mà bạn cho rằng đó là một
công việc tốt. Ngoài ra, hãy nâng đỡ những ai có năng lực thực sự. Tất cả chúng ta
đều không ai hoàn hảo cả hoặc rất cần sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành
một mục tiêu nhất định.
• Hãy gương mẫu.
Bạn phải trở thành tấm gương theo đúng những gì mà bạn muốn các nhân viên noi
theo.
.• Động viên tinh thần và tính hài hước, dí dỏm của nhân viên.
Tinh thần là trạng thái tâm hồn, cảm xúc và tâm tính của một cá nhân. Hầu như tất
cả mọi công việc bạn thực hiện đều có một vài tác động nhất định đến tinh thần
của các nhân viên trong tổ chức. Bạn cần nhận thức rõ hành động và quyết định
của bạn sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần của các nhân viên. Tính dí dỏm
được xem là linh hồn của tập thể, của tổ chức (Tiếng Pháp – espirit de corps có
nghĩa linh hồn của thân thể). Nó là sự ý thức của tổ chức rằng bạn và các nhân
viên của bạn có sự đồng cảm với nhau và mọi người đều cảm thấy mình là một
phần không tách rời của tổ chức. Liệu tổ chức của bạn là nơi mà các thành viên
luôn tìm mọi cách để lẩn trốn hay là nơi mà các thành viên sẵn sàng dâng hiến một
phần cuộc đờI mình cho công việc ...