Danh mục

Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.13)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.72 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (p.13)', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.13) Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.13) “Nhà quản lý là những người luôn làm đúng một công việc nào đó, trong khi nhà lãnh đạo là những người luôn làm một công việc nào đó theo cách đúng đắn.” - Warren Bennis, Ph.D. “Hành trình trở thành nhà lãnh đạo”. Năng lực lãnh đạo – Tính cách và Đặc điểm (tiếp theo) Viễn cảnh về tính cách và đặc điểm Các đặc điểm: • Công bằng - Justice • Phán quyết - Judgment • Đáng tin cậy - Dependability • Sáng kiến - Initiative • Quả quyết - Decisiveness • Khéo ứng xử - Tact • Chính trực - Integrity • Nhiệt tình - Enthusiasm • Chịu đựng - Bearing • Không vị kỷ - Unselfishness • Can đảm - Courage • Kiến thức - Knowledge • Trung thành - Loyalty • Nhẫn nại - Endurance 11 nguyên tắc lãnh đạo của Quân đội Mỹ: • Là một chuyên gia khôn khéo và nghiêm túc • Hiểu rõ bản thân và luôn muốn tự hoàn thiện mình • Hiểu rõ binh lính dưới quyền và bảo vệ quyền lợi cho họ • Thông tin đầy đủ cho các binh lính • Luôn gương mẫu • Đảm bảo nhiệm vụ đề ra được binh lính hiểu thấu đáo, thực hiện tốt và hoàn thành • Huấn luyện cho binh lính tinh thần đồng đội • Đưa ra các quyết định kịp thời và hợp lý • Khơi gợi tinh thần trách nhiệm bên trong mỗi nhân viên • Biết sử dụng nhân viên theo đúng khả năng của họ • Dám làm, dám chịu Ba yếu tố cấu thành của mọi tổ chức: • Cấu trúc (structure) đem lại hình hài cho tổ chức cũng như diễn giải phương thức hoạt động của tổ chức. • Các nhân viên (follower) sẽ là những tấm gương phản chiếu lại cấu trúc đó cũng như sự lãnh đạo của những người điều hành • Các nhà lãnh đạo (leaders) sẽ quyết định tính hiệu quả sau cùng của tổ chức bởi vì các tính cách và kỹ năng mà họ đem lại sẽ xác định cách thức giải quyết vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ. 23 đặc điểm tính cách nhà lãnh đạo của Quân đội Mỹ: • Chịu đựng • Tự tin • Can đảm • Chính trực • Quả quyết • Công bằng • Nhẫn nại • Khéo ứng xử • Óc sáng kiến • Trầm tĩnh • Chín chắn • Luôn cải tiến • Hăng say • Quyết đoán • Ngay thẳng • Hài hước • Có năng lực • Cam kết • Sáng tạo • Kiềm chế bản thân • Khiêm tốn • Linh hoạt • Đồng cảm/Lòng trắc ẩn Một vài suy ngẫm khác về tính cách lãnh đạo: Nhà quản lý có cần phải là nhà lãnh đạo? Và ngược lại? Các nhà quản lý phải luôn ý thức được rằng họ cần có tố chất của người lãnh đạo, bởi các nhân viên luôn cần nhìn thấy viễn cảnh cũng như sự dìu dắt của họ. Mặt khác, nhà lãnh đạo cũng cần trở thành nhà quản lý tốt để đẩy mạnh hơn nữa tính hiệu quả của các nguồn lực mà họ đã giao phó cho nhân viên. Tính cách hình thành và phát triển một cách bẩm sinh hay qua sự giáo dục? Tính cách con người phát triển một cách tự nhiên, tuy nhiên, giáo dục cũng là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của tính cách. Và trong khi yếu tố bẩm sinh (gen) chắc chắc có những tác động nền tảng lên bản thân chúng ta thì yếu tố môi trường thông thường xác định mức độ tác động của một gen nào đó. Một trong những ví dụ kinh điển khi tranh luận về gen là nghiên cứu của Konrad Lorenz về sự xuất hiện khả năng hoà nhập trong những chú ngỗng con – yếu tố này là bẩm sinh để chúng có thể hoà nhập với bất cứ cái gì di chuyển gần chúng, mà thông thường là ngỗng mẹ. Tuy nhiên, ngoài ngỗng mẹ, các chú ngỗng con cũng có thể hoà đồng với bất cứ những gì khác di chuyển xung quanh chúng, chẳng hạn như con người. Tuy nhiên, việc các chú ngỗng hoà đồng với cái gì thực sự không quan trọng, cho dù đó là ngỗng mẹ, con người hay một đồ vật vô sinh, mà điều quan trọng là vật thể trong trong môi trường mà chú ngỗng con hoà đồng sẽ có tác động rất lớn đến cuộc đời chúng. Vì vậy, có thể nói gen tạo ra mục tiêu, còn môi trường sẽ cung cấp tiến trình hình thành và phát triển tính cách. Piaget là người đầu tiên coi trẻ con như một “loài vật” với những suy nghĩ cá biệt sẵn có trong mình, và đó là điều khác biệt so với kiểu suy nghĩ của người lớn. Ông khám phá ra rằng trẻ con sẽ trải qua năm giai đoạn phát triển khác nhau theo một trật tự nhất định, nhưng chưa chắc cùng mức độ: 1. Cảm nhận (sensorimotor) 2. Tiền hoạt động (Preoperational) 3. Các hoạt động cụ thể trong thời thanh niên (Concrete operations) 4. Trừu tượng hoá suy nghĩ 5. Lập luận suy diễn (Deductive reasoning) Các đồng nghiệp của Piaget là Konrad Lorenz và B.F. Skinner lại đi theo hai thái cực khác nhau. Lorenz đấu tranh cho yếu tố bẩm sinh trong khi Skinner đấu tranh cho yếu tố giáo dục. Còn Piaget lại là người trung hòa giữa,hai thái cực trên. Ông tin rằng yếu tố gen phụ thuộc khá nhiều vào hoàn cảnh môi trường xung quanh. Điều này có nghĩa là, khi một đứa trẻ trải qua năm giai đoạn phát triển (yếu tố gen)thì đó chính là lúc đứa trẻ chủ động gắn kết và hoà hợp tâm trí với môi trường xung quanh (giáo dục) để phát triển. Hai yếu tố chính của môi trường là thông tin phản hồi và sự tương tác xã hội. Từ đây, đứa trẻ sẽ tiếp thu những trải nghiệm có thể tiên liệu trước để từ đó thích ...

Tài liệu được xem nhiều: