Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu 'khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (p.6)', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.6)
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.6)
Các nhân viên của Bạn sẽ dễ dàng hoàn thành công việc của mình nếu họ có cảm
hứng thực sự để làm việc đó. Truyền cảm hứng có nghĩa là “thổi luồng sinh khí
vào một ai đó”.
Giám sát
Giám sát là hành động giúp cho nhà lãnh đạo thấu hiểu tình hình và đảm bảo rằng
các kế hoạch và chính sách được thực hiện đúng đắn. Nó bao gồm việc đưa ra các
hướng dẫn và cũng như việc kiểm tra mức độ hoàn thành các nhiệm vụ.
Có hai kiểu giám sát khác nhau. Đó là “Giám sát quá mức - over-supervision”
(hay còn được gọi là giám sát tiểu tiết – micro-management); và “Giám sát nửa
vời - under-supervision”. Kiểu giám sát quá mức sẽ làm dập tắt sự sáng tạo, triệt
tiêu các sáng kiến, làm bùng phát những bực bội, khó chịu đồng thời hạ thấp tinh
thần cũng như động cơ làm việc của nhân viên. Còn kiểu giám sát nửa vời sẽ làm
giảm khả năng giao tiếp cũng như khả năng hợp tác giữa các nhân viên. Một người
lãnh đạo có tầm nhìn, có kiến thức và kinh nghiệm quản lý chắc chắn sẽ đem lại
nhiều lợi ích cho cấp dưới.
Đánh giá là một phần của hoạt động giám sát. Nó xuất hiện khi nhà lãnh đạo phân
định giá trị, chất lượng hay tầm quan trọng của một người, một ý tưởng hay một
công việc nào đó. Nó bao gồm cả việc xem xét cách thức mà mọi người hoàn
thành nhiệm vụ. Điều này có nghĩa là các nhà lãnh đạo sẽ có được những thông tin
phản hồi về việc một công việc nào đó được thực hiện như thế nào, chất lượng ra
sao, đồng thời diễn giải một cách chi tiết các thông tin phản hồi đó. Mọi người cần
những thông tin phản hồi để tự đánh giá công việc của mình mà nếu không có nó,
họ sẽ tiếp tục mắc sai lầm khi thực hiện nhiệm vụ hoặc ngừng thực thi những bước
tiếp theo giúp họ có được thành công lớn trong công việc.
Hãy liệt kê ra những nhiệm vụ mà bạn cần hoàn thành bởi trong cuộc sống bận bịu
này, phần lớn chúng ta đều có trí nhớ kém. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết liệt kê những
nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên. Ví dụ, thứ tự ưu tiên “A” phải được làm trong ngày
hôm nay, thứ tự ưu tiên “B” phải được làm trong ngày mai và thứ tự ưu tiên “C”
sẽ được làm sau trong một vài ngày tới.
Cũng nên rà sóat lại nhiều lần những vấn đề quan trọng của mình bằng việc theo
dõi chúng một cách sát sao bởi những sự việc bất thường có thể xảy ra nếu bạn
không nhận thức được nó. Đó có thể là việc giấy tờ làm ăn bị mất, kế hoạch thay
đổi hay sự lãng quên của nhân viên. Nếu bạn có một hệ thống kiểm tra kỹ lưỡng,
bạn sẽ sớm phát hiện ra các lỗi sai sót, có thời gian để sửa chữa chúng đồng thời
làm giảm thiểu bất kỳ sự cố nào. Việc theo dõi sự việc từ đầu đến cuối dường như
khiến bạn cảm thấy mình đang lãng phí thời gian và sức lực, tuy nhiên, trong một
thời gian dài, nó sẽ đem lại cho Bạn những kết quả nhất định. Bạn sẽ mất ít thời
gian và sức lực hơn để khắc phục, sửa chữa những sai sót đã tồn tại từ lâu.
Truyền cảm hứng tới các nhân viên
Các nhân viên của Bạn sẽ dễ dàng hoàn thành công việc của mình nếu họ có cảm
hứng thực sự để làm việc đó. Truyền cảm hứng có nghĩa là “thổi luồng sinh khí
vào một ai đó”. Và để thực hiện điều đó, bản thân chúng ta phải có những luồng
sinh khí nhất định. Ba hành động chính sau đây sẽ giúp bạn thực hiện được điều
này:
1. Hãy luôn là một người lãnh đạo sôi nổi, nồng nhiệt
Nơi nào có những người lãnh đạo sôi nổi, đầy ắp lòng nhiệt tình, nơi đó mọi người
sẽ dễ dàng có được hiệu quả công việc. Bạn phải thực sự tâm huyết với những
công việc mà bạn đang làm, đồng thời biết truyền niềm say mê của mình đến
những cộng sự xung quanh bạn. Nếu không làm được điều này, bạn khó có thể
mong đợi tập thể của bạn cũng nhiệt thành với công việc.
2. Biết tạo điều kiện để các nhân viên của mình có cơ hội ra quyết định
Những nhân viên khi tham gia vào quá trình ra quyết định thường hăng hái và
nhiệt tình hơn rất nhiều so với những ai chỉ đơn thuần làm theo mệnh lệnh của sếp.
Hãy giúp họ có cơ hội tham gia vào quá trình này đồng thời nói với họ rằng bạn
rất coi trọng ý kiến của họ và luôn lắng nghe, tiếp thu mọi ý tưởng của họ.
3. Hiểu rõ tổ chức của bạn thực sự là gì
“Quân đội không do con người tạo ra mà chính là bản thân con người. Mọi quyết
định chúng ta đưa ra đều được coi là vấn đề quần chúng” - đó là một chân lý cơ
bản được tướng Creighton W. Abrams nhấn mạnh vào khoảng giữa thập niên 70.
Tổ chức của bạn cũng như vậy. Tổ chức này có thể sản xuất ra sản phẩm hay cung
cấp dịch vụ, nhưng trước hết, nó phải là tập hợp của những con người. Trách
nhiệm hàng đầu của một nhà lãnh đạo là phát triển con người và cho phép nhân
viên dưới quyền phấn đấu vươn lên bằng tất cả năng lực sẵn có. Các nhân viên của
bạn có thể có nhiều kiến thức và trình độ cơ bản khác nhau, nhưng tất cả đều có
những mục tiêu mà họ mong muốn hoàn thành. Hãy tạo ra một “môi trường quần
chúng”- nơi mà mọi người có thể thực sự là chính bản thân họ.
Đào tạo và Huấn luyện
Với cương vị là nhà lãnh đạo, bạn phải nhìn nhận công việc huấn luyện từ hai
quan điểm khác ...