Tham khảo tài liệu 'khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (p.7)', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.7)
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (P.7)
Harvey Mackay đã từng nói Một giấc mơ chỉ là một giấc mơ. Nhưng, một mục
tiêu chính là sự tổng hòa của một giấc mơ với một kế hoạch và một thời hạn để
thực hiện kế hoạch đó”.
Chu trình Shewhart
Tiến sỹWalter Shewhart là người đã phát triển chu trình PDCA (Plan, Do, Check,
Act - Lên kế hoạch, Thực hiện, Kiểm tra, Hành động). Bề ngoài, chu trình trông có
vẻ không đến nỗi phức tạp, tuy nhiên, trên thực tế, nó đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực
trong công việc của tất cả các thành viên để hoàn thành chu trình một cách chính
xác. Một trong những học trò của Shewhart là W. Edwards Deming (chuyên gia
kinh tế nổi tiếng của Mỹ), sau này đã sử dụng và phát triển chu trình PDCA, và vì
thế chu trình này còn được gọi là Bánh xe Deming. Ngoài ra, Deming cũng áp
dụng một phiên bản được sửa đổi là PDS (Lên kế hoạch, Thực hiện, Nghiên cứu -
Plan, Do, Study).
1. Lên kế hoạch (Plan)
Những kế hoạch tốt luôn khởi đầu với buổi họp “huy động chất xám tập thể” có sự
tham gia của các cá nhân liên quan đến kế hoạch. Điều này cho phép mọi người
cảm thấy mình là một phần của kế hoạch, hơn thế nữa, nó có thể giúp bạn quy tụ
xung quanh mình những con người với nhiều ý kiến đóng góp hữu hiệu nhất.
Tiếp theo, có hai câu hỏi then chốt (Army Handbook, 1973) cần được đặt ra:
• Đâu là những yếu tố cấu thành cần thiết để thực thi thành công kế hoạch?
• Đâu là những yếu tố hay sự kiện tiềm tàng mà khi xuất hiện sẽ gây cản trở hoặc
huỷ hoại kế hoạch?
Càng nhiều càng tốt, hãy thu thập tất cả các câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Lắng
nghe một cách cẩn thận những quyết định của tập thể, sau đó lập ra các yếu tố hay
sự kiện xác thực và nhiều khả năng xảy ra nhất, để rồi có các hành động nhằm
ngăn ngừa những rắc rối này gây cản trở kế hoạch chung.
Một kế hoạch chi tiết thông thường bao gồm những câu hỏi dạng như: ai, cái gì,
khi nào, ở đâu, như thế nào và tại sao. Ai sẽ làm những gì? Kế hoạch liên quan đến
ai? Chúng ta sẽ làm gì? Khi nào kế hoạch bắt đầu? Khi nào kế hoạch kết thúc? Kế
hoạch sẽ diễn ra ở đâu? Kế hoạch sẽ diễn ra như thế nào? Tại sao chúng ta phải
thực hiện kế hoạch? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thực hiện kế hoạch?
Tương tự như vậy, kế hoạch cũng cần được tổ chức và sắp xếp một cách khoa học.
Đây là một quy trình nhằm tạo ra và duy trì các điều kiện cho việc thực thi kế
hoạch có hiệu quả. Nó liên quan đến việc xác định và sắp xếp một cách có hệ
thống mỗi nhiệm vụ liên quan đến khả năng hoàn thành mục tiêu, bao gồm ba
bước chính sau:
• Xác định tất cả các nhiệm vụ.
• Đặt ra cấu trúc hoàn thành các nhiệm vụ.
• Định ra các sách lược.
Xác định tất cả các nhiệm vụ
Trong bước này, tập thế của bạn sẽ cùng “chung góp trí tuệ” để vạch ra các nhiệm
vụ và điều kiện cần thiết nhằm thực thi kế hoạch. Tất cả những thông tin thiết yếu
cần được đưa ra trong lúc này. Yếu tố thời gian cũng rất quan trọng - thời điểm mà
mỗi nhiệm vụ được bắt đầu và hoàn thành. Một cách tiếp cận hữu hiệu là sử dụng
“biện pháp lập kế hoạch ngược”. Khi xác định nhiệm vụ, trước tiên bạn cần nhìn
vào mỗi mục tiêu và quyết định cái gì (nhiệm vụ nào) cần được thực hiện để đạt
được mục tiêu đó. Trong cách này, bạn bắt đầu quá trình lên kế hoạch kể từ thời
điểm kết thúc và sau đó lùi dần dần cho tới thời điểm hiện tại để xác định thứ tự
công việc cần làm. Lập kế hoạch ngược có nghĩa là đầu tiên bạn sẽ nhìn vào bức
tranh tổng thể, và sau đó đề ra các nhiệm vụ, điều kiện và chi tiết trong một diễn
tiến theo logic nhất định nhằm từng bước tao ra bức tranh tổng thể đó. Kế hoạch
cần bao gồm tất cả các chi tiết cụ thể về sự tương tác, hỗ trợ, thời gian biểu, thiết
bị cũng như sự kiểm tra, theo dõi cần thiết. Tập thể của bạn phải suy tính và nắm
vững mọi tình huống có thể xảy ra có ảnh hưởng đến tiến độ của kế hoạch. Một
khi quy trình của kế hoạch được thiết lập, các hành động tương ứng từ đó cũng sẽ
nảy sinh một cách dễ dàng.
Giờ đây, việc bạn cần làm là tổ chức và sắp xếp tất cả các chi tiết trên thành các
mục riêng biệt, chẳng hạn như nhu cầu, nguồn cung ứng, sự giúp đỡ, thiết bị, hợp
tác, các nhiệm vụ chính,…để tạo ra một danh sách các việc phải làm cho mỗi
chuyên mục. Danh sách này sẽ trở thành bản liệt kê chi tiết để đảm bảo rằng mọi
thứ đang được xúc tiến theo đúng kế hoạch.
2. Thực hiện (Do)
Tập thể của bạn không thể làm mọi thứ trong cùng một lúc,vì sẽ có một vài việc
quan trọng hơn những việc khác, và bởi vậy, chúng sẽ phải được hoàn thành trước
khi một việc khác có thể bắt đầu. Bạn nên lên danh sách kiểm soát công việc theo
thứ tự ưu tiên và phân công ai đó thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong danh
sách đồng thời phát triển hệ thống kiếm tra chéo lẫn nhau và đảm bảo rằng mỗi
nhiệm vụ đều được hoàn thành theo đúng tiến độ.
Bạn cũng nên lên kế hoạch cho việc tìm kiếm các nguồn lực thực hiện công việc
và phân bổ chúng tới chúng toàn bộ tập thể. Nếu công việc này không được coi
trọng, kế hoạch của bạn có nguy c ...