Danh mục

KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO- YẾU TỐ VẬN DỤNG BẢN THÂN

Số trang: 277      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.92 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (277 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lãnh đạo là một vấn đề xưa như trái đất. Có lẽ từ khi con người chung sống với nhau thành tập thể thì nhu cầu lãnh đạo đã xuất hiện. Trải qua một thời gian dài, từ đông sang tây đã có hàng ngàn quyển sách viết về vấn đề lãnh đạo. Hoặc là được đào sâu hoặc là chỉ nói phớt qua. Không có một quyển sách nào giống một quyển sách nào. Cũng đã có hàng ngàn định nghĩa khác nhau cho hai chữ lãnh đạo. Không có một định nghĩa nào giống một định nghĩa nào. Cũng có cả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO- YẾU TỐ VẬN DỤNG BẢN THÂN LANH DAO LANH Ha Hung Quoc, Ph.D. KHOI NGUYEN PUBLISHER KHOA HỌC & NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Yếu Tố Vận Dụng Bản Thân Hà Hưng Quốc, Ph.D. NXB Khôi Nguyên 2010 KHOA HỌC & NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Published by Khoi Nguyen Publisher First Edition Copyright © by Ha Hung Quoc All rights reserved under International and Pan-American Copyright Conventions. Published in the United States by Khoi Nguyen Publisher ISBN: 0-929090-96-9 2 Yếu Tố Vận Dụng Bản Thân Nội Dung Chương I Dẫn Nhập: Tr.7 Đề Xuất Một Mô Hình Cho Lý Thuyết Lãnh Đạo Tr.24 Những Hoang Đường Trong Vấn Đề Lãnh Đạo Tr.31 Tản Mạn Về Những Trải Nghiệm Chung Quanh Vấn Đề Lãnh Đạo Tr.40 Vài Lời về Quyển Sách. Chương II Khoa Học & Nghệ Thuật Lãnh Đạo: Tr.47 Vận Dụng Bản Thân Tr.48 Biết Chọn Lựa Và Phô Bày Một Thực Thể Thích Hợp Tr.93 Biết Vun Bồi Kho Tàng Bản Thân Tr.127 Biết Dọn Mình Để Bước Vào Vũ Đài Lãnh Đạo Tr.131 Biết Giữ Mình Trong Lúc Gánh Vác Vai Trò Lãnh Đạo Tr.131 Biết Lắng Nghe Tr.152 Biết Thích Ứng Tr.205 Biết Tái Tạo Tr.228 Biết Rời Bỏ Vũ Đài Lãnh Đạo Tr.250 Không Để Rớt Vào Con Đường Hư Hoại Trước Khi Khép Lại 3 KHOA HỌC & NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO 4 Yếu Tố Vận Dụng Bản Thân CHƯƠNG I Dẫn Nhập: Đề Xuất Một Mô Hình Cho Lý Thuyết Lãnh Đạo; Những Hoang Đường Trong Vấn Đề Lãnh Đạo; Tản Mạn Về Những Trải Nghiệm Chung Quanh Vấn Đề Lãnh Đạo; Và Vài Lời về Quyển Sách. 5 KHOA HỌC & NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO 6 Yếu Tố Vận Dụng Bản Thân Đề Xuất Một Mô Hình Cho Lý Thuyết Lãnh Đạo L ãnh đạo là một vấn đề xưa như trái đất. Có lẽ từ khi con người chung sống với nhau thành tập thể thì nhu cầu lãnh đạo đã xuất hiện. Trải qua một thời gian dài, từ đông sang tây đã có hàng ngàn quyển sách viết về vấn đề lãnh đạo. Hoặc là được đào sâu hoặc là chỉ nói phớt qua. Không có một quyển sách nào giống một quyển sách nào. Cũng đã có hàng ngàn định nghĩa khác nhau cho hai chữ lãnh đạo. Không có một định nghĩa nào giống một định nghĩa nào. Cũng có cả khối thông tin về cuộc đời của những nhà lãnh đạo. Không một cuộc đời lãnh đạo nào giống một cuộc đời lãnh đạo nào. Cũng có một số lượng không nhỏ những chỉ dẫn lãnh đạo. Không một công thức nào giống một công thức nào. Trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, trong mọi giai cấp của xã hội, trong mọi lãnh vực của nghiệp vụ, trong mọi hoàn cảnh vận hành, trong mọi loại cá tính thể hiện . . . đều thấy có bóng dáng của những con người xứng đáng với hai chữ lãnh đạo. Rồi từ thế kỷ thứ 19 về sau, trong cách tiếp cận khác nhau về vấn đề lãnh đạo 7 KHOA HỌC & NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO nhiều trường phái đã thành hình. Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét theo cá tính (trait leadership theories) giải thích vấn đề lãnh đạo qua những nét đặc thù trong cá tính của người lãnh đạo, từ thuyết “nhân cách vĩ đại” xuất hiện ở những ngày đầu (Galton, 1869; James, 1880) cho tới thuyết “nhân cách cuốn hút” xuất hiện trong những năm gần đây (Musser, 1987; Conger & Kanungo, 1998; Kirkpatrick & Locke, 1996; Bedell-Avers & Hunter & Mumford, 2008). Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét theo tình huống (situational leadership theories) cho rằng một hoàn cảnh đặc trưng cần đến một cách lãnh đạo đặc trưng với một con người đặc trưng (Evans, 1970; House, 1971; House & Mitchell, 1974; Vroom & Yetton, 1973; Hersey & Blanchard, 1999). Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét theo hành vi (behavioral leadership theories) chú trọng vào hành động và hành vi, có thể quan sát và đo lường được, của người lãnh đạo thay vì chú trọng vào những đặc tính vô hình (Merton, 1957; Blake & Mouton,1961; Pfeffer & Salancik, 1975). Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét theo tương tác hay xét theo trù ứng (interactional leadership theories or contingency leadership theories) nhấn mạnh sự tương tác giữa cá tính của người lãnh đạo và những yếu tố hoàn cảnh (Fiedler, 1964 & 1967; Fiedler & Garcia, 1987; Hickson & Hinigs & Lee & Schneck & Pennings, 1971).1 Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét theo tình huống và những lý thuyết 1 lãnh đạo xét theo tương tác có chỗ giống nhau và chỗ khác nhau. Chỗ giống nhau là cả hai đều cho rằng không có một công thức đơn giản hoặc một công thức hay nhất trong vấn đề lãnh đạo. Chỗ khác biệt là những lý thuyết lãnh đạo xét theo tình huống có khuynh hướng chú trọng đến hành vi mà người lãnh đạo nên thể hiện dưới những điều kiện nào đó của hoàn cảnh trong khi những lý thuyết lãnh đạo xét theo tương 8 Yếu Tố Vận Dụng Bản Thân theo giao dịch (transactional leadership theories) nhìn vào sự giao dịch giữa người lãnh đạo và những người đi theo (Thibaut & Kelley, 1959; Dansereau & Graen & Haga, 1975; Graen & Cashman, 1975; Homans, 1961), mà thưởng phạt sòng phẳng là công cụ để đạt đến mục tiêu. Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo qua chuyển đổi (tranformational leadership theories) chú trọng vào viễn kiến và định hướng để chuyển đổi con người, cơ chế hay xã hội nhằm đạt tới cho những giá trị tốt đẹp hơn (Burn, 1978; Bass, 1985 & 1990). Tuy là nhân loại có cả một kho lớn tri thức về vấn đề lãnh đạo nhưng thật sự hiểu biết về vấn đề lãnh đạo lại không được bao nhiêu. Lãnh đạo là một trong những vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất nhưng lại là vấn đề được thấu hiểu ít nhất trên mặt đất này (James McGregore Burns). Lãnh đạo là một ...

Tài liệu được xem nhiều: