Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex

Số trang: 108      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp: Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex nhằm phân tich chung tình hình dệt may thế giới trong xu thế tự do hóa thương mại hoạt động xuất khẩu của Haprosimex trong thời gian qua, từ đó thấy được những hạn chế và nguyên nhân để đưa ra một số ý kiến giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu dệt may của công ty trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HAPROSIMEX Sinh viên thực hiện : Lê Anh Phƣơng Lớp : Anh 18 Khóa : 42E Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Vũ Thị Hạnh HÀ NỘI, 11/2007 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, quốc tế hoá đang là xu thế chung của toàn cầu. Không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà có thể tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ đƣợc. Trong bối cảnh đó thƣơng mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hàng dệt may đƣợc coi là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, phát triển hàng dệt may là bƣớc đi có tính chất chiến lƣợc và lâu dài. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, trong bối cảnh mới này, ngành dệt may Việt Nam đứng trƣớc những cơ hội và thách thức lớn. Là một doanh nghiệp Nhà nƣớc, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Haprosimex từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều gian nan vất vả nhƣng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, công ty Haprosimex đã dần hoàn thiện mình và đang cố gắng góp phần khẳng định khả năng phát triển của ngành dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của công ty còn có một số hạn chế. Sau một thời gian thực tập ở công ty Haprosimex em đã quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haprosimex” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích chung tình hình hàng dệt may thế giới trong xu thế tự do hóa thƣơng mại, phân tích hoạt động xuất khẩu của hàng dệt may ở công ty Haprosimex trong thời gian qua. Qua đó thấy đƣợc những lợi thế, hạn chế và nguyên nhân từ đó đƣa ra một số ý kiến giải pháp để phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong thời gian tới. Đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới hoạt động 1 xuất khẩu hàng dệt may ở công ty Haprosimex trên cơ sở kết hợp các lý thuyết kinh tế đƣợc trang bị tại trƣờng đại học với phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của công ty để đề ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát chung về ngành dệt may thế giới và Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Haprosimex Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Haprosimex Do thời gian thực tập ngắn, khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự đóng góp của Thầy Cô và bạn bè để khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thiện hơn. Đề tài này đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ và hƣớng dẫn trực tiếp của Thạc sỹ Vũ Thị Hạnh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn về sự chỉ bảo tận tình, những ý kiến quý báu của Cô trong thời gian qua. 2 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI 1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt may thế giới Lịch sử phát triển ngành dệt may cũng là lịch sử chuyển dịch công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do tác động của các lợi thế so sánh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ngành dệt may không còn tồn tại ở các nƣớc phát triển mà nó đã phát triển cao hơn với những sản phẩm thời trang cao cấp để phục vụ cho một nhóm ngƣời . Sự chuyển dịch này bắt đầu vào năm 1840 từ nƣớc Anh sang các nƣớc Châu Âu khác. Tiếp theo là từ Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950. Từ năm 1960, khi chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng cao và thiếu nguồn lao động thì công nghiệp dệt may lại chuyển sang các nƣớc mới công nghiệp hoá (NICs) nhƣ Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên. Theo quy luật chuyển dịch của ngành công nghiệp dệt may thì đến năm 1980 lợi thế so sánh của ngành dệt may mất dần đi, các quốc gia này chuyển sang sản xuất các mặt hàng có công nghệ và kĩ thuật cao hơn nhƣ ô tô, điện tử. Ngành dệt may lại tiếp tục chuyển dịch sang các nƣớc Nam Á, Trung Quốc rồi tiếp tục sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. 2. Vai trò của ngành dệt may Công nghệ dệt may thƣờng đƣợc gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nƣớc. Ngành công nghệ dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội. 3 Công nghệ dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lƣợng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tƣ và phát triển các ngành kinh tế này. Ngƣợc lại, công nghiệp dệt lớn mạnh sẽ là động lực để công nghiệp may và các ngành khác sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu phát triển theo. Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: