Tham khảo khóa luận tốt nghiệp Đại học "Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra" để nắm bắt được tổng quan về kỹ năng nhập vai của các nhà báo viết điều tra ở Việt Nam hiện nay được thể hiện qua các bài báo và qua những chia sẻ của các nhà báo, đánh giá thực trạng nhập vai của các nhà báo viết điều tra,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THÙY TRANG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO CHÍ MÃ SỐ: 60.320101 CHUYÊN NGÀNH: BÁO IN HÀ NỘI, THÁNG 52015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THÙY TRANG KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO VIẾT ĐIỀU TRA (Khảo sát Báo Lao động và Báo Tiền Phong từ ngày 01/10/2014 đến ngày 31/03/2015) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO CHÍ MÃ SỐ: 60.320101 CHUYÊN NGÀNH: BÁO IN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ THU NGA HÀ NỘI, THÁNG 52015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thu Nga. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong khóa luận là rõ ràng và xác thực. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận chưa từng được công bố trong công trình khoa học nào trước đây. Tác giả (Ký ghi rõ họ tên) Nguyễn Thùy Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông ATK : Am toàn khu BKS : Biển kiểm soát CMND : Chứng minh nhân dân CSGT : Cảnh sát giao thông Cty : Công ty ĐHKHXH&NV : Đại học khoa học xã hội nhân văn NXB : Nhà xuất bản NYW : New York World TNCS : Thanh niên cộng sản TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh XNK : Xuất nhập khẩu DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Điều tra là một thể loại quan trọng, hấp dẫn bậc nhất của báo chí. Nảy sinh từ những “hoàn cảnh có vấn đề”, điều tra đi tìm hiểu, xem xét, tìm ra sự thật đằng sau những mâu thuẫn của hoàn cảnh, vấn đề, nhằm lý giải cho người đọc hiểu rõ bản chất, tính chất, các mối liên hệ của sự việc. Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu sự thật này không hề dễ dàng. “Hoàn cảnh có vấn đề” trong điều tra thường là những hiện tượng tiêu cực, là kết quả của hành vi thiếu trách nhiệm, tham lam, vụ lợi của một hoặc một nhóm người, thường được che giấu rất kĩ, không dễ gì phát hiện ra và gặp nhiều cản trở từ đối tượng có nguy cơ bị xâm hại lợi ích nếu sự thật bị phơi bày. Để đi tìm lời giải thuyết phục cho câu hỏi “Tại sao?”, nhà báo viết điều tra cần đến rất nhiều kỹ năng:quan sát, phân tích, khai thác số liệu, khai thác tâm lý nhân vật,… Nhưng trong rất nhiều trường hợp, số liệu không phơi bày ra trước mắt, nhân vật không tự nhiên xuất hiện…mà ẩn mình sau tầng bậc các mối quan hệ. Để có được chứng cứ xác thực, thuyết phục, nhà báo có thể phải nhập vai vào nhân vật. Tuy nhiên, không phải nhà báo viết điều tra nào cũng có kỹ năng nhập vai tốt. Thực tế báo chí thế giới và Việt Nam cho thấy rằng, nhiều nhà báo điều tra đã trở nên nổi tiếng trong làng báo nhờ nhập vai thành công và cũng không ít người thân bại danh liệt, ra tù vào tội vì nhập vai sai nguyên tắc. Nhìn lại lịch sử thủ pháp nghiệp vụ điều tra bằng cách nhập vai hay hóa thân nhân vật ở nền báo chí khá tự do như Mỹ, thì thấy hình thức này rất phổ biến vào những năm 70, 80 đặc biệt sau những bài phóng sự gây tiếng vang của một nữ phóng viên của tờ New York World (NYW). Nelly 9 Bly, một phóng viên của tờ NYW đã ghi tên vào lịch sử báo chí thế giới với nghiệp vụ này. Để điều tra về sự đối xử tàn nhẫn đối với bệnh nhân ở trại tâm thần Women's Lunatic Asylum, Bly đã được sự đồng ý của ban biên tập NYW giả điên để được đưa vào nhà thương điên, từ đó bà được tận mắt chứng kiến những ngược đãi tại đây. Sau đó, dưới sự bảo đảm của NYW, Bly được đưa ra khỏi trại tâm thần này và có những bài viết phản ánh thực trạng của trại. Phóng sự của bà gây được tiếng vang và sau này trại tâm thần này có được sự quan tâm, đầu tư hơn về chi phí chăm sóc bệnh nhân. Việc hóa thân của Bly là vì “lợi ích công”, mỗi bước đi của bà đều có sự tham vấn và đồng ý của toàn báo và bà cũng không “lôi kéo” ai khác vào vụ việc mà chỉ một mình chứng kiến các hành vi hàng ngày và khéo léo tác nghiệp. Trong vụ kiện của Siêu thị rau củ quả Food Lion, để phanh phui bê bối về vệ sinh an toàn thực phẩm, hai phóng viên của Đài ABC đã hóa thân nộp đơn làm nhân viên của siêu thị để điều tra đặt máy quay lén làm bằng chứng. Tòa báo bị kiện. Ở tòa sơ thẩm, Đài ABC bị tuyên thua kiện và bị buộc phải nộp phạt 5,5 triệu đô, sau này là 316.000 đô với lý do phóng viên của đài đã có dối trá trong hồ sơ xin việc, giả mạo làm “nhân viên” của siêu thị đã 'xâm nhập trái phép' vào cở sở làm việc, vi phạm nội quy công ty, sự trung thành với công ty (là công nhân thì nhiệm vụ là phải làm việc chứ không phải quay phim phản ánh sự việc), đã cố tình lôi kéo, xúi giục các nhân viên khác trong công ty vi phạm nội quy an toàn vệ sinh thực phẩm để quay làm tư liệu điều mà các nhân viên kia từ chối, và tội tiết lộ “bí mật công ty”. Tất nhiên, vụ việc được đưa lên tòa phúc thẩm và Đài ABC lại được tuyên thắng kiện vì “các lý do kỹ thuật” khác tức là mặc dù đài ABC đã sai nhưng Food Lion không thể chứng minh rằng họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những bài phóng sự của ABC mà thực tế chính nh ...