Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Phương pháp quy nạp của Francis Bacon

Số trang: 80      Loại file: pdf      Dung lượng: 882.69 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 40,000 VND Tải xuống file đầy đủ (80 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là: Phân tích nội dung về Phương pháp quy nạp của Francis Bacon, đặc biệt trong tác phẩm “Bộ công cụ mới”. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Phương pháp quy nạp của Francis Bacon ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐề tài: Phương pháp quy nạp của Francis Bacon Sinh viên : Phan Hoàng Hoàng MSSV: 15031545 Lớp: K60 Triết học Hà Nội – 05/2019 1 MỤC LỤCMỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3NỘI DUNG........................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH NẢY SINH PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP CỦA FRANCIS BACON ................................................................................................................ 7 1.1. Francis Bacon và tác phẩm “Bộ công cụ mới” ..................................... 7 1.2. Nội dung chính trong triết học Bacon ................................................... 9 1.2.1. Quan niệm của Bacon về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa học. 9 1.2.2. Quan niệm của Bacon về thế giới .................................................... 10 1.2.3. Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo .......................................... 12 1.3. Khái niệm về quy nạp và những đặc điểm của phương pháp quy nạp 13 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP CỦA FRANCIS BACON .............................................................................................................. 17 2.1. Phương pháp quy nạp của Aristotle và sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon ................................................................................. 17 2.1.1. Phương pháp quy nạp của Aristotle................................................. 17 2.1.2. Sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon ............ 20 2.2. Học thuyết về ngẫu tượng ...................................................................... 22 2.2.1. Các loại ngẫu tượng ......................................................................... 22 2.2.2. Giá trị của học thuyết ngẫu tượng của Bacon.................................. 33 2.3. Phương pháp ba bảng của Francis Bacon .............................................. 34KẾT LUẬN ........................................................................................................ 77DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 80 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài khóa luận Đúng như tiên đoán của C.Mác, khoa học ngày nay đã trở thành “ lựclượng sản xuất trực tiếp”, trở thành nhân tố mang tính quyết định đối với sự pháttriển của xã hội hiện đại. Tiến bộ khoa học đã và đang trở thành một trongnhững vấn đề triết học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, cấp bách.Nghiên cứu vấn đề này, chúng ta không thể không quay lại với di sản lý luậncủa F.Bacon. Chính Ông được C.Mác coi là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anhvà khoa học thực nghiệm hiện đại. F.Bacon chính là người có đóng góp lớn laotrong việc phát triển khoa học và triết học của thời kỳ cận hiện đại nói riêng vàcủa nhân loại nói chung. Tinh thần hăng say khám phá và phục hưng khoa họccủa F.Bacon đã ảnh hưởng lớn và sâu rộng đến các trào lưu triết học Anh - TâyÂu thế kỷ XVII – XVIII với những tác phẩm có giá trị và ý nghĩa vạch thời đại. Với tuyên bố: “Tri thức là sức mạnh” có ý nghĩa quan trọng và trở thànhtuyên ngôn của thời đại lịch sử mới – thời đại văn minh khoa học và công nghệ,F.Bacon đã khẳng định vai trò của tri thức là không thể thiếu được trong đờisống xã hội hiện nay, vai trò ấy vẫn đã và đang là đề tài được tranh luận trongcác suy lý triết học phương Tây hiện đại. Ngày nay, khi khoa học và kỹ thuật đã trở thành yếu tố quyết định của sựphát triển xã hội, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu, khoahọc càng trở thành đối tượng quan trọng trong nghiên cứu của nhiều ngành khoahọc (xã hội học, kinh tế học, chính trị học, v.v.), trong đó có triết học với tên gọilà “triết học về khoa học”. Điều này được phản ánh rõ trong việc hoạch định cácchính sách và chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế của nhiều nướctrên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển cụ thể của từng nướcmà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học kỹ thuật mang tính đadạng và đặc thù đối với từng giai đoạn phát triển cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, 3điều kiện cơ sở vật chất của mỗi quốc gia. Và điều nổi bật rút ra ở các chiếnlược, chính sách đó ở tất cả các nước trên thế giới từ những nước có nền kinh tếhiện đạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: