Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam

Số trang: 101      Loại file: pdf      Dung lượng: 981.03 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 101,000 VND Tải xuống file đầy đủ (101 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về khởi sự doanh nghiệp. Nghiên cứu và phân tích tình hình cùng với xu hướng phát triển của thị trường nhạc cụ tại thời điểm hiện tại và trong ba năm sắp tới để xác định phương án đầu tư . Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao mở rộng thị trường cho doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại thị trường Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: DỰ ÁN KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẠC CỤ NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Hoàng Thanh Hiếu Lớp : Anh 1 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Lan Hà Nội - 2009 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nhu cầu học tập và giải trí của người Việt Nam ngày càng cao hơn, phát triển cả về lượng và chất. Vượt xa hơn các nhu cầu về ăn, mặc, ở… Người Việt Nam đã ý thức và dành sự quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu khác trong đó có các nhu cầu về âm nhạc. Ngành kinh doanh nhạc cụ tại Việt Nam mặc dù đã xuất hiện từ lâu để đáp ứng nhu cầu hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng mới chỉ phát triển mạnh và trở thành một ngành kinh doanh đại chúng trong khoảng 3 năm gần đây. Thị trường Việt Nam đối với mặt hàng này được nhận định sẽ phát triển mạnh từ giờ đến 20101. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu tại Việt Nam vẫn còn khá chậm chạp trong việc chuyển mình và nắm bắt cơ hội kinh doanh trước mắt. Và thực tế là hiện nay trên cả nước chỉ có 3 nhà nhập khẩu nhạc cụ của một số hãng sản xuất danh tiếng thế giới như: Yamaha, Roland, Casio, Kawai… để cung cấp cho thị trường trong nước. Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng to lớn của thị trường thì 3 doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ trên có vẻ như chưa thể đáp ứng được thị trường nhạc cụ đầy tiềm năng này. Nắm bắt tốt thời cơ của thị trường để thành lập một doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu vào thời điểm hiện nay sẽ khả năng thành công rất lớn. Và khi đã có một ý tưởng kinh doanh thì việc viết ra giấy để hiện thực hóa nó là vô cùng cần thiết bởi vì một bản kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị tốt sẽ giúp tăng nhiều lần khả năng thành công của ý tưởng. 1 Nhận định của ông Hajime Nakamura, trường bộ phận Marketing khu vực Asia Paciffic của Yamaha Coporation, Japan, phụ trách trực tiếp thị trường Việt Nam trong buổi họp ngày 22/11/2007 tại Công ty Sao Việt. 1 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hoá cơ sở lí luận về khởi sự doanh nghiệp , những điều cần biết và chuẩn bị để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. - Nghiên cứu và phân tích tình hình cùng với xu hướng phát triển của thị trường nhạc cụ tại thời điểm hiện tại và trong 3 năm sắp tới để xác định phương án đầu tư. - Đưa ra các giải pháp để xây dựng và phát triển công ty vững mạnh trong tương lai xa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của khoá luận này là nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến việc xây dựng và đưa một doanh nghiệp đi vào hoạt động. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia - Phương pháp phân tích, điều tra thị trường thông qua bảng câu hỏi và quan sát. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về khởi sự doanh nghiệp - Chương 2: Dự án khởi sự doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu 2 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp - Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng thị trường cho doanh nghiệp kinh doanh nhạc cụ nhập khẩu ở Việt Nam Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo – ThS .Đặng Thị Lan, giảng viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Ngoại Thương, cùng với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sao Việt, địa chỉ Số 24-26 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đại lý chính thức của Công ty Yamaha Nhật Bản tại Việt Nam. Hà Nội, tháng 5, năm 2009 Sinh viên Hoàng Thanh Hiếu 3 Hoàng Thanh Hiếu – Anh 1 – K44 Luật KDQT Khoá Luận Tốt Nghiệp CHƢƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP 1. Một số quan điểm về doanh nghiệp. Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp (DN), mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định với một giá trị nhất định. Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát biểu. Có thể thấy có 4 quan điểm chính về DN như sau: 1.1 Xét theo quan điểm luật pháp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi [12, tr.11] 1.2 Xét theo quan điểm chức năng: doanh nghiệp được định nghĩa như sau: 'Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy. [3] 1.3 Xét theo quan đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: