Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế và phát triển: Hiệu quả nuôi tôm ở Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 420.58 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 64,000 VND Tải xuống file đầy đủ (64 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế và phát triển: Hiệu quả nuôi tôm ở Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế và phát triển: Hiệu quả nuôi tôm ở Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang PHẦN I: GIỚI THIỆU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thủy sản Việt nam đã tăng trưởng cao và đang dần có những bước phát triển mới phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, là chiến lược phát triển trong giai đoạn 2012- 2020, trong đó nuôi trồng thủy sản là một trong ba ngành đầu tư then chốt của ngành thủy sản và nuôi tôm là nghề chính góp phần uế phát triển nuôi trồng thủy sản. Hàng năm, sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản và cơ cấu giá trị xuất khẩu của ngành. Trong những H năm gần đây xuất khẩu tôm tăng mạnh đã tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, đưa đất nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. tế Với những định hướng chiến lược đó, trong hơn 10 năm qua ngành thủy sản đã đóng góp 4 – 5% trong GDP cả nước, chiếm từ 9 – 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, h nhiều sản phẩm của thủy sản đã được thế giới và khu vực biết đến và được xem là một in trong những ngành có bước tăng trưởng nhanh chóng nhất. Cùng với sự tăng trưởng đó, cK những năm gần đây ngành thủy sản đã góp phần to lớn vào việc giải quyết tạo công ăn việc làm, cải thiện nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân, đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần vào việc tăng giá trị xuất khẩu cũng như GDP cho đất nước. Trong họ tương lai thủy sản còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn nữa như khai thác xa bờ, nuôi trồng, chế biến….. một trong những hướng đi mới đang được chú trọng là nuôi Đ ại trồng thủy sản với nhiều chủng loại vật nuôi và hình thức nuôi đa dạng. Với diện tích 22.000 ha trải qua gần 70km, hệ đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành hệ đầm phá lớn nhất nước và được xem là một trong những hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam giang không những đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có vai trò quan trọng đối với sinh kế của hơn 300.000 người dân gắn liền với việc khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn lợi từ đầm phá. Trong hơn 10 năm qua, cùng với những thay đổi về chính sách phát triển kinh tế xã hội và quản lý tài nguyên của đất nước cũng như của tỉnh, phong trào nuôi trồng thủy sản đã phát triển nhanh chóng, mang lại một diện mạo mới cho vùng đầm phá nói 1 riêng và góp phần chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà nói chung. Song song với những lợi ích trên, ngành NTTS ở vùng đầm phá Tam giang đã và đang phát sinh nhiều vấn đề như: sự bùng nổ phát triển NTTS, áp lực tăng dân số, rủi ro mất mùa, xung đột xã hội điều này dẫn đến sự đe dọa nguồn lợi thủy sản, các vấn đề về môi trường, xã hội và sự phát triển bền vững của vùng đầm phá Tam Giang và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Với diện tích hơn 6.800 ha mặt nước, vùng đầm phá huyện Phú Vang tỉnh TT- uế Huế thuộc vùng đầm phá Tam Giang là một vùng trọng điểm về NTTS. Trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đúng hướng H cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự đầu tư phát triển, phong trào nuôi tôm nước lợ của huyện đã phát triển mạnh. tế Đồng hành với những kết quả đạt được này, nuôi trồng thủy sản đã góp phần đáng kể trong việc xóa thể độc canh cây lúa khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, h tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, in phân bổ lại lao động , dân cư, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cK cạnh những thành tựu đó, phát triển nuôi trồng thủy sản vãn còn tồn tại một số vấn đề tiêu cực đã và đang trở thành nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội như: nghề nuôi tôm ở đây phần lớn còn mang tính tự phát, quy hoạch kỹ thuật nuôi tôm, họ công tác kiểm dịch chưa bảo đảm, việc tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh chưa đồng bộ, hiệu quả. Nên năng suất tôm Đ ại vẫn còn thấp so với thấp so với tiềm năng, các vấn đề xã hội như xung đột giữa các nhóm hộ sống xung quanh vùng đầm phá với đánh bắt tự nhiên, hộ thủy điện và nuôi trồng thủy sản, việc lạm dụng các sản phẩm hóa học trong nuôi trồng thủy sản đã tác động đến môi trường sinh thái vùng đầm phá. Trước thực trạng đó, nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trở thành nhu cầu cấp bách và thiết yếu của vùng đầm phá nói chung và xã Phú Xuân nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình thực tập tốt nghiệp tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Hiệu quả nuôi tôm ở Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang” làm nội dung nghiên cứu. 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ các mục đích sau: 1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận thực tiễn về hiệu quả nuôi tôm. 2. Đánh giá thực trạng nuôi tôm ở xã Phú Xuân từ năm 2009 – 2011. 3. Đề xuất những giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững ở Phú Xuân, huyện Phú Vang. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU uế Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận H được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. 2. Phương pháp điều tra phỏng vấn: đề tài mang tính thực tiễn nên tôi đã tiến tế hành điều tra khoảng 60 hộ ngẫu nhiên ở xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. h Bảng hỏi điều tra được thiết kế dựa vào số liệu thứ cấp và sự hướng dẫn của giáo viên. in 3. Phương pháp phân tổ và phương pháp thống kê: dùng để chọn mẫu và phân cK tích số liệu 4. Các phương pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích kinh tế được sử dụng để tính toán họ 5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: trong quá trình thực tập tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ thủy sản huyện Phú Vang. Đ ại 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ 2009 – 2011. Thời gian thực h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: