Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Số trang: 61      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 61,000 VND Tải xuống file đầy đủ (61 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính bao gồm ba chương: Chương 1, cơ sở lý luận của việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; chương 2, thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chương 3, một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---oOo--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN MÃ SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH : : : : ThS. TRẦN THỊ THÙY LINH BÙI NGUYÊN HÀ A16169 TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên phòng Khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại ngân hàng. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của trường Đại học Thăng long đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ em trong những năm qua để em có được nền tảng kiến thức ngày hôm nay. Đặc biệt em xin cảm ơn ThS. Trần Thị Thùy Linh đã tạo điều kiện và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và có cách nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn trong các quá trình nghiên cứu tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Bùi Nguyên Hà LỜI MỞ ĐẦU Sự ổn định tài chính của nền kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh trong những năm gần đây đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Chất lượng tăng trưởng không cao thể hiện ở tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng đến chiều sâu; nợ công tăng nhanh; thị trường tài chính bất ổn định… Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó phải kể đến khối DNVVN. Hiện nay, số lượng các DNVVN chiếm 97% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp gần 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước. Cùng với việc đóng góp cho xã hội lượng hàng hóa lớn, các DNVVN còn tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, khai thác các nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa phương trên các vùng của cả nước. Nhằm trợ giúp các DNVVN, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, nghị định (như công văn 681/1998/CP-KTN ngày 20/6/1998, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, Luật doanh nghiệp…) nhằm tạo ra một môi trường tốt hơn để các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm như hiện nay. Tuy vậy, hoạt động của các DNVVN ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự phát huy được tiềm năng to lớn của khu vực doanh nghiệp này. Nguyên nhân chủ yếu một mặt do bản thân các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, mặt khác do cơ chế của Nhà nước, tuy đã có những văn bản pháp luật về các chính sách hỗ trợ DNVVN nhưng các chính sách, biện pháp này chưa đồng bộ trong việc thực hiện. Do đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của khu vực DNVVN, thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan chuyên trách phải giải quyết, trong đó có vấn đề hỗ trợ vốn phát triển. Thực tế cho thấy hầu hết các DNVVN đều thiếu vốn cũng như việc tiếp cận với vốn vay ngân hàng còn rất hạn chế. Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng luôn nỗ lực tìm ra rất nhiều giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNVVN, nhưng với đặc thù là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp nên khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế. Với tư cách là một sinh viên được đào tạo chính quy chuyên ngành tài chính – ngân hàng tại trường Đại học Thăng Long, xuất phát từ nhận thức trên, em quyết định chọn đề tài: “Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” để làm đề tài tốt nghiệp với mong muốn góp phần tổng kết và khái quát lý luận từ thực tiễn, phục vụ cho việc mở rộng tín dụng đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng và các ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung. Thang Long University Library Kết cấu khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng . Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: