Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam trình bày tổng quan về vốn ODA: nêu lên thực trạng việc thu hút và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành lâm nghiệp ở Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***--------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hoàng Điệp Lớp : Anh 13 Khoá : 42D - KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thùy Vinh HÀ NỘI - 11/2007 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới hiện nay, xu hƣớng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thực sự đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, và hình thành ngày càng rõ rệt hơn. Thế giới đang dần dần chuyển mình từ thế đối đầu, từ xung đột để chuyển sang xu thế liên kết hợp tác, cùng nhau phát triển. Xu thế toàn cầu hóa kéo theo xu thế phân công lao động ngày càng sâu sắc, đòi hỏi mỗi quốc gia phải tự biết chủ động phát huy những tiềm năng và thế mạnh của mình để hội nhập và phát triển vào nền kinh tế chung toàn cầu. Trong cái xu thế hội nhập tất yếu đó, chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế là sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới,và thậm chí giữa các quốc gia trong cùng một khu vực đang diễn ra rất khác nhau và rất không đồng đều, khoảng cách giàu nghèo giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển cũng nhƣ các nƣớc chậm phát triển ngày càng xa. Và cũng chính từ nhịp đập của toàn cầu hóa, nhu cầu hỗ trợ nhau cùng phát triển đang ngày càng đƣợc hiện thực hóa. Các quốc gia phát triển dần dần nhận ra đƣợc vai trò của mình trong việc giúp đỡ, hỗ trợ các nƣớc nghèo, kém phát triển hay đang phát triển có thể vƣơn lên tiến kịp thời đại, và tất yếu góp phần đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác song phƣơng, đa phƣơng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa…..để cùng phát triển. Hiện nay, các hình thức hỗ trợ mà các nƣớc phát triển hay các tổ chức quốc tế giành cho các nƣớc chậm phát triển cũng rất đa dạng, mà phổ biến là các hình thức cấp vốn, cho vay với nhiều điều kiện ƣu đãi, trong đó có một hình thức rất phổ biến đó là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức, gọi tắt là ODA ( Official Development Assisstance) Thực tế đã chứng minh nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ, thậm chí đóng vai trò chủ chốt đối với nhiều quốc gia, trong việc xây dựng, phát triển các tiềm lực kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng bền vững của những nƣớc đƣợc vay 1 Nguyễn Hoàng Điệp – A13 K42D Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - ĐH Ngoại Thương Hà Nội Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam hoặc đƣợc nhận viện trợ, qua đó giúp các quốc gia này tiến kịp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế Thế giới, giảm nguy cơ tụt hậu so với những nƣớc có nền kinh tế phát triển. Từ những năm đầu mở của nền kinh tế trở lại đây và đặc biệt là trong những năm gần đây, các dự án viện trợ, đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh, cả về lƣợng và về chất. Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế khá cao và ổn định, nhu cầu về vốn tập trung phát huy các nguồn lực tiềm năng cần thiết để thúc đẩy tiến trình “Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá” đất nƣớc cũng tăng mạnh và trở thành một trong những yếu tố hết sức quan trọng mà Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm. Nghị Quyết số 15 NQ/TW ngày 18/3/2002 đã nhấn mạnh rõ vấn đề: 'Tăng cƣờng mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ vốn, công nghệ, thiết bị và thị trƣờng'. Đối với Việt Nam, nguồn vốn ODA luôn là một nguồn vốn quan trọng, có hiệu quả và rất cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong thời gian tới, khi Việt Nam đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong danh mục dự án đầu tƣ ƣu tiên vận động vốn OAD thời kỳ 2001-2005 và 2006-2010, Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra hàng trăm dự án với tổng vốn ODA lên tới hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc rất đáng khích lệ, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Giải pháp khắc phục và nâng cao việc thu hút và sử dụng vốn ODA luôn là một bài toán thƣờng trực và chƣa có lời giải tối ƣu cho Chính phủ, các Bộ ngành và các viện nghiên cứu chiến lƣợc cũng nhƣ toàn thể những ngƣời quan tâm khác. Trong phần nội dụng dƣới đây sẽ phần nào làm rõ hơn cho ngƣời đọc một cách tổng quát về thực trạng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA trong hơn 10 năm qua (1993-2006), đặc biệt là trong ngành lâm nghiệp, một ngành đầy tiềm năng, và luôn đƣợc Chính phủ ƣu tiên tạo điều kiện thu hút vốn ODA nhƣng lại chƣa đƣợc khai thác một cách hiệu quả, gây thất thoát lãng phí trầm trọng cũng nhƣ làm suy giảm lòng tin của các nƣớc viện trợ. Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả thực hiện các chƣơng trình, dự 2 Nguyễn Hoàng Điệp – A13 K42D Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - ĐH Ngoại Thương Hà Nội Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam án ODA, phân tích những tồn tại, hạn chế và những cơ hội, thách thức, qua đó đề xuất và kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng thu hút và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam nói chung và đối với ngành lâm nghiệp nói riêng thời kỳ từ nay đến năm 2020. Nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 phần nhƣ sau: Chƣơng I : Tổng quan về vốn ODA. Chƣơng II : Thực trạng việc thu hút và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: