Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của khóa luận tốt nghiệp là đánh giá thực trạng gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh; phân tích những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề còn bất cập trong quản lý hoạt động gây nuôi; phân tích vai trò của các bên liên quan và trên cơ sở hành lang pháp lý đối với hoạt động gây nuôi ĐVHD để đề xuất các giải pháp, cho việc gây nuôi các loài ĐVHD trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA NÔNG- LÂM- NGƯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Diệp Thanh Lớp: Đại học Lâm Nghiệp K55 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị quỳnh Phương Bộ môn: Lâm Nghiệp trồng trọt NĂM 2017 Lời cảm ơn! Có được bài khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Chi cục Kiểm lâm, phòng Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là anh Nguyễn Thanh Tây đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh Quảng Bình”. Tạo điều kiện thuận lợi cho em thu thập số liệu ngoại nghiệp cũng như tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫ Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Phương đã luôn bên cạnh, hướng dẫn củng cố kiến thức còn thiếu sót cho em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, các mặt hàng động vật hoang dã (ĐVHD)đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sử dụng của con người, chẳng hạn như: mục đích thương mại, trưng bày, lập vườn thú, biểu diễn xiếc, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác…Song song với nhu cầu trên thì nguồn cung cấp đang là vấn đề quan trọng, đang được xã hội quan tâm. Từ thực trạng đó, việc săn bắt động vật hoang dã từ rừng tự nhiên là vấn đề bức xúc, khiến các nhà quản lý phải ngày đêm trăn trở. Săn bắt động vật hoang dã trái phép làm giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái. Để đáp ứng nhu cầu xã hội về ĐVHD và các sản phẩm của chúng, các doanh nghiệp và các hộ gia đình đã đầu tư, phát triển gây nuôi các loài ĐVHD phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người nhằm giảm thiểu tình trạng săn bắt, bẫy và sử dụng các loài động vật hoang dã trong tự nhiên. Quảng Bình là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú; đặc biệt là đa dạng về các loài động thực vật có nguồn gốc từ rừng.Thời gian qua nạn săn bắt, mua bán, vật chuyển động vật rừng trái phép trên địa bàn xảy ra nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ mua bán, vận chuyển có tính hệ thống, liên tỉnh với khối lượng lớn động vật rừng hoang dã.Việc gây nuôi sinh sản các loài động vật có nguồn gốc từ rừng đang được Nhà nước khuyến khích. Một số địa phương đã hình thành trang trại gây nuôi các loài ĐVHD như:heo rừng, nhím, đà điểu, trăn, cá sấu, kỳ đà...Nhiều mô hình đã thành công và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, quản lý hoạt động nuôi nhốt động vật rừng rất phức tạp do chưa có quy trình quản lý hoạt động hoặc rất khó xác định nguồn gốc hợp pháp đối với các loài động vật nuôi nhốt. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hoạt động gây nuôi ĐVHD đã được các doanh nghiệp và các hộ dân phát triển từ những năm trước đây.Tuy nhiên, hoạt động gây nuôi còn mang tính tự phát, sơ khai và nhỏ lẽ, chưa được hướng dẫn về trình tự thủ tục cũng như kỹ thuật gây nuôi.Vì vậy, việc gây nuôi ĐVHD chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đồng thời công tác quản lý gây nuôi ĐVHD gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Đến nay, quy mô gây nuôi đã được nhân lên và được mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình thuận lợi cho việc gây nuôi một số loài động vật hoang dã như: nhím, lợn rừng, kỳ đà vân, chồn, baba, rùa, rắn, cầy vòi hương....Để hoạt động gây nuôi ĐVHD được phát triển, nhân rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD các ban ngành chức năng cũng như các nhà khoa học cần nghiên cứu tạo một hành lang pháp lý, những hướng dẫn quy trình về thủ tục gây nuôi và kỹ thuật gây nuôi các loài ĐVHD. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết, giúp chúng ta định hướng đề xuất các giải pháp quản lý ĐVHD có hiệu quả, nhằm quản lý tốt và thúc đẩy hoạt động gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm áp lực săn bắt từ rừng tự nhiên. 1.2 Mục tiêu của đề tài: Đánh giá thực trạng gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh; phân tích những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề còn bất cập trong quản lý hoạt động gây nuôi; phân tích vai trò của các bên liên quan và trên cơ sở hành lang pháp lý đối với hoạt động gây nuôi ĐVHD để đề xuất các giải pháp, cho việc gây nuôi các loài ĐVHD trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 1.3Yêu cầu của đ ...

Tài liệu được xem nhiều: