Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 120,000 VND Tải xuống file đầy đủ (120 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO nhằm trình bày về cơ sở lý luận chung về hệ thống phân phối, từ đó đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối ở Việt Nam, xác định những mặt đã đạt được, những tồn tại và hạn chế, các vấn đề cấp thiết cần giải quyết trong hệ thống phân phối hiện nay khi mà Việt Nam sắp phải thực hiện mở cửa hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ theo thỏa thuận thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp thích hợp phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ----------***---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG HOÁ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO Sinh viên thực hiện : ĐÀO DUY HIỂN Lớp : TRUNG 1 Khóa : K41 - KTNT Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THANH BÌNH Hà Nội – 11/2006 Lời Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới đang đặt nền kinh tế nước ta trước những cơ hội mới, đồng thời đối diện với những thách thức to lớn không những trên thị trường quốc tế nói chung mà ngay cả trên thị trường trong nước. Trong cuộc cạnh tranh này, hệ thống phân phối hàng hóa với vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng nên bản thân hệ thống phân phối hàng hóa đã và đang trở thành lĩnh vực kinh doanh mang tính cạnh tranh cao độ. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực phân phối phải đương đầu với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ mạnh về tiềm lực kinh tế mà còn rất dày dạn kinh nghiệm. Mặt khác, hệ thống phân phối hệ thống phân phối hàng hóa đang phát triển ở nước ta ngày càng làm cho quá trình chuyển dịch hàng hóa gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường, giúp người sản xuất có những điều chỉnh thích hợp. Vì thế, bằng việc định hình và tăng cường hiệu quả cho các hệ thống phân phối hàng hóa, nhà nước sẽ tạo lập nên những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hiện nay, hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta đã phát triển tương đối cả về số lượng với quy mô, bước đầu thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhân dân, tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, hệ thống phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam còn hoạt động kém hiệu quả, chi phí cao và thiếu liên kết. Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường phân phối, thực hiện tự do hoá lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Như vậy, thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện thêm nhiều tập đoàn phân phối khổng lồ của nước ngoài, có tiềm lực to lớn, tính chuyên nghiệp 1 cao... Và trong cuộc cạnh tranh không cân sức này, hệ thống phân phối thương mại hiện nay ở Việt Nam có nguy cơ 'rơi' vào tay những tập đoàn lớn. Trước sức ép cạnh tranh gay gắt về mở cửa thị trường trong tiến trình hội nhập thì yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt nam được đặt ra như một yêu cầu búc xúc của thực tế quản lý kinh tế ở nước ta. Như vậy việc “Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO” trở thành một vấn đề cấp thiết và đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm xây dựng cơ sở lý luận chung về hệ thống phân phối, từ đó đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống phân phối ở Việt Nam, xác định những mặt đã đạt được, những tồn tại và hạn chế, các vấn đề cấp thiết cần giải quyết trong hệ thống phân phối hiện nay khi mà Việt Nam sắp phải thực hiện mở cửa hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ theo thỏa thuận thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp thích hợp phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam, ở một số tỉnh thành phố lớn điển hình. Đề tài có mở rộng nghiên cứu hệ thống phân phối hàng hóa ở một số nước như Trung Quốc, Thái Lan dưới góc độ là bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tế xây dựng và phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam. Do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống phân phối qua hai kênh phân phối truyền thống (chợ và cửa hàng truyền thống) và hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi). Trong đó siêu thị đang là lĩnh vực kinh doanh bán lẻ nhạy cảm chịu nhiều tác động trực tiếp nhất khi Việt Nam mở của thị trường phân phối. Do đó đề tài sẽ tập trung sâu vào phân tích thực trạng của hoạt động siêu thị hiện nay ở nước ta, đồng thời nghiên cứu các loại hình phân phối khác ở một mức độ nhất định để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phát triển chung cho hệ thống phân phối Việt Nam từ nay tới năm 2010. 2 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài khóa luận ngoài việc sử dụng những phương pháp truyền thống như: phương pháp phân tích, tổng hợp, liệt kê, thống kê, đối chiếu và so sánh; còn sử dụng tới những phương pháp hiện đại khác như: phiếu điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp khách hàng và nhân viên tại các siêu thị, các hộ gia đình tại Hà Nội. 5. Bố cục của đề tài Đề tài được kết cấu làm 3 chương với nội dung như sau Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hệ thống phân phối hàng hóa Chương 2: Thực trạng hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam Chương 3: Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam đến năm 2010. Để hoàn thành tốt được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến Sỹ Nguyễn Thanh Bình, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khoá luận, Thạc Sỹ Võ Văn Quyền – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước và anh Phan Hữu Việt Đức – chuyên viên Vụ Chính sách thị trường trong nước, những người đã cung cấp nguồn tài liệu quý báu cho em ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: