Danh mục

Khóa luận Tốt nghiệp: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua thực tiễn tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam

Số trang: 96      Loại file: doc      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 96,000 VND Tải xuống file đầy đủ (96 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khóa luận Tốt nghiệp: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua thực tiễn tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về pháp luật PCBLGĐ đối với phụ nữ; đánh giá thực trạng PCBLGĐ đối với phụ nữ ở huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; tìm ra những hạn chế trong việc PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn; đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả PCBLGĐ đối với phụ nữ huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận Tốt nghiệp: Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua thực tiễn tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT ­­­­­­­­­­ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: DÂN SỰ KHÓA HỌC: 2010 ­ 2014 PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ QUA THỰC TIỄN TẠI HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM Giáo viên hướng dẫn:  Sinh viên thực hiện: Th.S Đào Mai Hường Nguyễn Phước Trung Huế, 03/2014 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận này, đầu tiên em xin gửi lời cảm  ơn đến Quý thầy giáo, cô giáo trong Khoa Luật­ Đại Học Huế  đã truyền đạt kiến thức cho em trong 4 năm học tập tại trường.  Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập là nền  tảng quan trọng giúp hoàn thành khóa luận này. Em xin trân trọng bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc đến cô giáo   Thạc sĩ Đào Mai Hường đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình và  đầy trách nhiệm trong suốt quá trình hoàn thành khoán luận này. Chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã đóng góp ý kiến  cũng như sự động viên, khích lệ trong quá trình học tập, nghiên  cứu và thực hiện khóa luận. Bài khóa luận được hoàn thành, bước đầu đi vào tìm hiểu,   nghiên cứu khoa học, kiến thức của em còn hạn chế  và còn  nhiều bỡ  ngỡ  nên không thể  tránh khỏi những điều thiếu sót.  Kính mong Quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè nhiệt tình đóng góp ý  kiến để bài khóa luận của em có thể hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc Quý thầy giáo, cô giáo thật dồi  dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp  của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Huế tháng 03/2014 Sinh viên Nguyễn Phước Trung DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLGĐ:  Bạo lực gia đình PCBLGĐ:  Phòng chống bạo lực gia đình HNGĐ:  Hôn nhân gia đình LHQ:  Liên hợp quốc UBND:  Ủy ban nhân dân HĐND:  Hội đồng nhân dân HLHPN:  Hội liên hiệp phụ nữ HPN:  Hội phụ nữ BĐG:  Bình đẳng giới CEDAW:  Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt   đối xử với phụ nữ PN:  Phụ nữ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào xã hội, là tổ ấm thân yêu của mỗi con người, như Bác  Hồ đã từng nói: Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã  hội  mới  tốt, xã  hội  tốt  thì  gia   đình càng  tốt. Hạt nhân của xã  hội là gia   đình”[3]. Gia đình là tế  bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan  trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và  phát   huy văn   hóa truyền   thống   tốt   đẹp,   chống   lại   các   tệ   nạn   xã   hội,   tạo  nguồn  nhân   lực  phục  vụ  sự  nghiệp  xây   dựng  và   bảo  vệ   Tổ   quốc.   Ngày  2/9/1945, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước   Việt Nam Dân Chủ  Cộng Hòa, trong Tuyên ngôn Người đã đặt ra vấn đề  quan tâm hàng đầu là “Nam nữ bình quyền”. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay tiềm ẩn trong mọi gia đình là vấn nạn vi phạm   pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ  nữ  và việc phòng, chống  bạo lực gia đình đối với phụ nữ là hết sức cần thiết.  Bạo lực gia đình đối với  phụ nữ là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để  lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Bước   sang thế  kỷ  XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một trong những mục   tiêu của thiên niên kỷ. Tổng Thư  ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã tuyên   bố: Bạo lực đối với phụ  nữ  là không bao giờ  được chấp nhận, không bao   giờ  được khoan dung, tha thứ  . [16]. Chúng ta những con người của thế  kỷ  21 cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề  bảo vệ  quyền lợi cho phụ  nữ  và   lên án nạn bạo lực với phụ  nữ  góp phần vào nâng cao địa vị  và quyền con   người chính đáng của phụ nữ ở trong gia đình và ngoài xã hội. Thể  chế  hoá quy định của Hiến pháp năm 1992, việc bảo vệ  phụ  nữ  khỏi các hình thức bạo lực gia đình được quy định cụ thể, chi tiết trong nhiều   văn bản pháp luật khác như  Luật Hôn nhân gia đình; Bộ  Luật Hình sự; Luật  Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình...Mặc dù Đảng và Nhà  nước ta đã có nhiều cố  gắng trong việc PCBLGĐ, để các quy định pháp luật  về  PCBLGĐ  được thực thi trong đời sống xã hội nhưng trên thực tế, tình  trạng vi phạm pháp luật về  PCBLGĐ vẫn diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi.  Thống kê của Bộ  Văn hoá ­ Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê và Quỹ  nhi đồng LHQ công bố  ngày 26/6/2008 với điều tra của 93 ngàn hộ  gia đình  trên khắp mọi miền đất nước thì có tới 21,2% cặp vợ chồng đã trải qua một   hình thức bạo lực gia đình như đánh, mắng, nhục mạ, ép quan hệ tình dục và  như  vậy cứ  5 cặp vợ  chồng thì đã có một cặp đã có hình thức bạo lực gia   đình. Chúng ta đều biết bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một hiện tượng xã  hội không mới, nhưng lại nổi lên như  một căn bệnh xã hội hết sức nan giải   trong giai đoạn hiện nay. Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng   phụ  nữ  bị  chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả  năng bị  người khác lạm dụng. Bạo lực gia đình đình đối với phụ nữ đã gây hậu quả  hết sức nghiêm trọng đối với thể chất và tinh thần của người phụ nữ.  Nông Sơn là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam. Đây là một  huyện nghèo, 4/7 xã được xét là đặc biệt khó khăn. Mặc dù dân số  ít nhưng   địa bàn phức tạp, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.  Đời sống nhân dân còn duy trì những phong tục tập quán lạc hậu. Đó chính là  những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bạo lực  ở  vùng cao. Tuy   nhiên, hiện nay vẫn  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: