Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 (Nguyễn Thị Giang)

Số trang: 127      Loại file: docx      Dung lượng: 287.99 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy được lợi thế nhằm đưa nền kinh tế xã hội của xã Yên Sở phát triển một cách bền vững, ổn định, lâu dài và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung khóa luận tốt nghiệp 'Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2025'. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu hữu ích cho các bạn.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2025 (Nguyễn Thị Giang) LỜI MỞ ĐẦU Trong   bốn   năm   học   tập   và   nghiên   cứu   tại   trường   Đại   học   Lâm  nghiệp, tôi đã được trang bị nhiều kiến thức về khoa học nói chung và khoa   học lâm nghiệp nói riêng. Để hệ thống hóa lại kiến thức đã học, đồng thời  bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và thực tế  sản xuất,  được sự đồng ý của khoa Lâm học – trường Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến   hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với chuyên đề: “Quy hoạch phát triển   sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở ­ huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội   giai đoạn 2015 – 2025”. Lời mở  đầu cho phép tôi được gửi lời cảm  ơn tới tất cả  thầy, cô   giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm học và các thầy cô trong bộ  môn điều tra quy hoạch rừng, những người đã trực tiếp dạy dỗ, rèn luyện  cho tôi cả  về  đạo đức và kiến thức cần có của một người làm công tác  khoa học trong những năm tháng tôi là sinh viên dưới mái trường Đại học   Lâm nghiệp. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm  ơn sâu sắc tới sự  hướng dẫn nhiệt   tình quý báu và đầy trách nhiệm của thầy giáo – người đã giúp đỡ tôi trong   suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp: GS.TS. Trần Hữu Viên. Cũng nhân dịp này, tôi xin bày tỏ  sự cảm  ơn tới  Ủy ban nhân dân xã  Yên Sở ­ huyện Hoài Đức ­ T.P Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận  lợi tốt cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu thực hiện khóa luận tốt   nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực, nhưng vì bị hạn chế bởi thời gian   cũng như  kiến thức, kinh nghiệm của bản thân nên bài khóa luận này của  tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được  những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô, qua đó sẽ giúp tôi học hỏi thêm  kinh nghiệm và hoàn thiện hơn bài khóa luận của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!    Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015                                                                              Sinh viên                                                                       Nguyễn Thị Giang MỤC LỤC Trang PHỤ BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Giải nghĩa 1 FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc 2 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 VSMT Vệ sinh môi trường 6 HTX Hợp tác xã 7 TTCN ­ XD Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạng 9 CNH­HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 10 NLKH Nông lâm kết hợp 11 NXB Nhà xuất bản 12 LNXH Lâm nghiệp xã hội DANH MỤC CÁC BIỂU ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên của thế giới cũng như Việt Nam đã và  đang bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Tình trạng môi trường   ngày càng bị  suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ   lụt, dịch bệch xảy ra ngày một tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên  là do áp lực về  dân số, kéo theo nhiều hoạt động sản xuất kinh tế  diễn ra   mạnh mẽ, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, sự đô thị hóa với tốc  độ nhanh chóng. Chính vì vậy, việc quy hoạch, sử dụng hợp lý và bền vững  các nguồn tài nguyên cũng như  xây dựng nền nông lâm nghiệp bền vững  không còn là trách nhiệm riêng của một quốc gia nào mà là công việc chung  của toàn nhân loại. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên  cho phát triển nông thôn tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đồng bằng   như chương trình 135, chính sách hỗ trợ người dân về giống, phân bón, dồn  điền đổi thửa, chương trình phát triển bền vững, cho người dân vay vốn   phát triển nông lâm nghiệp với lãi suất thấp… Sau thời gian những chính  sách  ấy đi vào đời sống, đã cho thấy có sự  chuyển mình mạnh mẽ, bước  đầu đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những kết quả  đó chưa xứng đáng với tiềm năng và lợi  thế của nước ta, nông nghiệp đã phát triển nhưng vẫn còn manh mún thiếu   quy hoạch nên chưa phát huy được tiềm năng của một nước nông nghiệp,   lâm nghiệp. Dù bước đầu đáp  ứng được cuộc sống của người dân, nhưng   lợi nhuận đem lại từ nghề rừng chưa cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế  và đổi mới cách thức sản xuất, chuyển giao khoa học kĩ thuật còn hạn chế,   cơ sở hạ tầng thấp kém, tỷ lệ hộ nghèo cao ảnh hưởng đến môi trường và  phát sinh nhiều bức xúc. Yên Sở là xã thuộc huyện Hoài Đức – T.P Hà Nội, là một xã nằm bên  sông Đáy, thuận lợi cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. Là huyện có thế  mạnh phát triển công nghiệp – đô thị, dịch vụ  nhưng huyện vẫn còn trên  80% dân số  sống dựa vào nông nghiệp. Diện tích đất nông lâm nghiệp  khoảng 314,05 ha, xã Yên Sở  được chọn xây dựng mô hình nông thôn mới  của huyện, không chỉ  phát triển nông lâm nghiệp truyền thống, thuần túy  mà còn hướng tới công nghệ cao; tiến hành tổ  chức lại sản xuất, gắn nền   nông lâm nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị. Nền sản xuất nông lâm nghiệp của xã đang được chú trọng đầu tư  phát triển, năng suất không ngừng tăng lên, nâng cao đời sống của bà con  trong toàn xã. Tuy nhiên, nền sản xuất nông lâm nghiệp của xã còn tồn tại  nhiều khuyết điểm: Khai thác sử  dụng đất vẫn chưa hợp lý, trình độ  khoa  học còn yếu kém, tư  liệu sản xuất  đơn giản, kỹ  thuật canh tác truyền   thống, một số vùng vẫn còn độc canh cây lúa… Vậy vấn đề đặt ra là cần khắc phục những khó khăn đó, để phát huy   được lợi thế nhằm đưa nền kinh tế ­ xã hội của xã ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: