Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động nhận thức trong dạy học giải bài tập Hình học không gian 11 THPT nâng cao

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.17 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở thực trạng vấn đề bồi dưỡng hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học giải bài tập hình học không gian 11 ở trong phổ thông, đề tài khóa luận đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động nhận thức trong dạy học giải bài tập Hình học không gian 11 THPT nâng caoBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁPLÂM THANH LIÊNTĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠYHỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN 11 THPTNÂNG CAOGiảng viên hướng dẫnTS. NGUYỄN DƯƠNG HOÀNGĐỒNG THÁP 2014TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC GIẢI BÀITẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN 11 THPT NÂNG CAOLâm Thanh LiênKhoa Sư phạm Toán – Tin, Trường Đại học Đồng ThápEmail: lienthanhlam2010@gmail.comTóm tắt:Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Tăng cường hoạt động nhậnthức trong dạy học giải bài tập hình học không gian 11 THPT nâng cao”, bước đầuchúng tôi đã thu được một số kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận, những khái niệmliên quan đến hoạt động nhận thức theo quan điểm triết học, tâm lý học, hoạt độngnhận thức trong dạy học toán. Trên cơ sở thực trạng vấn đề bồi dưỡng hoạt động nhậnthức cho học sinh trong dạy học giải bài tập hình học không gian 11 ở trong phổ thông,chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Phạm vi bàiviết gồm các phần:1/ Mở dầu2/ Kết quả chính2.1 Hoạt động, hoạt động nhận thức theo quan điểm triết học, tâm lý học2.2 Hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Toán2.2.1 Khái niệm2.2.2 Mục tiêu tăng cường hoạt động nhận thức trong dạy học Toán2.3 Thực trạng dạy học giải bài tập hình học không gian ở trường phổ thông2.4 Một số biện pháp đề xuất2.4.1 Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng cho học sinh hứng thú và nhu cầuhọc toán từ đó tạo động lực thúc đẩy quá trình nghiên cứu.2.4.2 Biện pháp 2: Tăng cường hoạt động phân tích, đánh giá lời giải bàitoán, chỉ ra những khó khăn, sai lầm thường gặp để học sinh có ý thức khắc phục.2.4.3 Biện pháp 3: Phát triển tư duy thuật toán12.4.4 Biện pháp 4: Tăng cường luyện tập các hoạt động trí tuệ từ đó tìm racác cách giải khác nhau.2.5 Kết luận21/ Mở đầuCông cuộc xây dựng, đổi mới đất nước đã và đang đặt ra cho ngành Giáo dục,đào tạo nhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Như vậy, mục tiêu giáo dục không chỉ hướng đến việc truyền thụ, lĩnh hội kiếnthức, kỹ năng có sẵn cho học sinh mà quan trọng là phải tăng cường rèn luyện cho họnhững tri thức, kỹ năng mới, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, kích thích tínhhứng thú học tập, gợi động cơ thúc đẩy quá trình nhận thức, tìm kiếm, sáng tạo nguồntri thức mới.Để thực hiện mục tiêu trên, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành Giáo dục làphải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp tình hình thực tế. Trong dạy học toán,chúng tôi nhận thức chủ yếu là đổi mới hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động họccủa học sinh. Và một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả họctập là hoạt động nhận thức của các em.. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều học sinhcòn bộc lộ những yếu kém trong nhận thức, hạn chế về năng lực tư duy, sự sáng tạo,quen lối suy nghĩ rập khuôn máy móc. Từ đó dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh vấp phảitrở ngại khi giải toán, đặc biệt các bài toán có tính trừu tượng cao độ đòi hỏi người họcphải có tư duy, tích cực nhận thức như các bài tập hình học không gian. Bên cạnh đó,một bộ phận giáo viên gặp khó khăn hoặc chưa thật sự quan tâm đến vấn đề tổ chức,bồi dưỡng hoạt động nhận thức cho học sinh gây cản trở đến quá trình phát triển trithức, nhân cách, đạo đức.Trong tác phẩm “Khoa học trong lịch sử xã hội” J Becnan cho rằng: sự phát triểnvấn đề quan trọng hơn giải quyết nó, việc giải quyết có thể có được nhờ kinh nghiệmtrong cách biện luận lôgic, còn phát hiện ra vấn đề thì chỉ có thể dựa vào một trí tưởngtượng thúc đẩy bởi những khó khăn đã gặp phải. Vì vậy để giải một bài toán thì việcnhận thức, tìm tòi lời giải là rất quan trọng.3Từ những lý do vừa nêu, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “Tăngcường hoạt động nhận thức trong dạy học giải bài tập hình học không gian 11 THPTnâng cao”2/ Kết quả chính2.1 Hoạt động, hoạt động nhận thức theo quan điểm triết học, tâm lý học- Về phương diện triết học, tâm lý học hoạt động được xem như phương thức tồntại của con người trong thế giới. Hoạt động chính là mối quan hệ qua lại giữa conngười và thế giới để tạo ra sản phẩm về thế giới và cả con người.- Theo quan điểm triết học, nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng kháchquan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sởthực tiễn. Hoạt động nhận thức được chia thành hai mức độ: hoạt động nhận thức cảmtính và hoạt động nhận thức lý tính.+ Hoạt động nhận thức cảm tính là hoạt động tâm lý phản ánh nhữngthuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào cácgiácquan. Hoạt động nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác và tri giác.+ Hoạt động nhận thức lý tính là quá trình tâm lý phức tạp, phản ánhnhững thuộc tính bản chất, bên trong những quy luật, những th ...

Tài liệu được xem nhiều: