Thông tin tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam" trình bày về những vấn đề chung về dự án đầu tư và thẩm định dự án tín dụng đầu tư, thực trạng hoạt động thẩm định dự án tín dụng đầu tư của ngân hàng thương mại Việt Nam và giải pháp nâng cao hoàn thiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn : GS.NGƯT Đinh Xuân Trình
Sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Loan
Lớp : A2-K37
Hà nội, tháng 12- năm 2002
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Chương 1: Những vấn đề chung về dự án đầu tư và thẩm định dự án tín
dụng đầu tư. 1
I. Khái niệm chung về dự án đầu tư 1
1.1. Khái niệm về dự án đầu tư. 1
1.2. Nội dung của dự án đầu tư 4
II. Thẩm định dự án tín dụng đầu tư. 6
2.1. Khái niệm 6
2.2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của thẩm định dự án tín dụng đầu tư.
2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư. 8
III. Hoạt động tín dụng đầu tư theo dự án của ngân hàng
1. Nguồn vốn tín dụng đầu tư theo dự án 26
2. Hiệu quả kinh tế của hoạt động tín dụng đầu tư theo dự án 29
Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án tín dụng đầu tư của
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 32
I. Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 32
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương
Việt Nam 32
2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương trong những
năm gần đây 33
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam. 41
1. Quy trình thẩm định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Thẩm định hồ sơ pháp lý 41
Phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
42
Thẩm định dự án đầu tư mới 44
Thẩm định điều kiện đảm bảo tiền vay 51
Phần kết luận 53
2. Đánh giá chung về hoạt động thẩm định tại Ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam. 53
Những mặt đã đạt được 54
Những tồn tại trong công tác thẩm định 57
Nguyên nhân của những tồn tại 61
Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án
tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 68
I. Những định hướng trong hoạt động tín dụng đầu tư và công tác thẩm
định. 68
1. Những định hướng trong hoạt động tín dụng đầu tư. 68
Chiến lược huy động vốn 68
Định hướng trong công tác cho vay 69
2. Định hướng trong công tác thẩm định dự án tín dụng đầu tư. 71
II. Những hạn chế trong giải pháp hiện hành 71
III. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án tín dụng
đầu tư tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 73
1. Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng. 73
2. Phương pháp thẩm định 78
3. Tổ chức và nhân sự 85
4. Phát huy vai trò tư vấn của Ngân hàng đối với chủ đầu tư 88
5. Về trang thiết bị kỹ thuật 90
IV. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án tín dụng
đầu tư. 90
1. Kiến nghị đối với nhà nước, các bộ, các ngành có liên quan 91
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 93
Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách mà Đảng và
nhà nước đã đề ra, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc: Từ
một nước nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, giờ đây nền kinh tế Việt
Nam đã phát triển khá vững chắc, bước đầu thoát khỏi những khó khăn
do thời kỳ trước để lại. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu mà Đảng
và nhà nước đã đề ra: Đến năm 2020, đưa Việt Nam trở thành một nước
Công nghiệp hoá- Hiện đai hoá thì đòi hỏi cả nước cần phải nỗ lực hơn
nữa. Trong giai đoạn này, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng các khu công nghiệp, khu
chế xuất... đổi mới kỹ thuật công nghệ. Điều này trên thực tế vấp phải
một trở ngại rất lớn đó là thiếu hụt vốn từ các thành phần kinh tế trong
nước. Hơn nữa, các dự án đầu tư như vậy đòi hỏi số vốn lớn, thời gian
hoàn vốn lâu mà không phải bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có
thể đáp ứng. Do vậy, sự trợ giúp từ phía hệ thống ngân hàng là điêù kiện
quan trọng để dự án đầu tư thành công.
Ngân hàng là tổ chức hoạt động mang tính chất lợi nhuận. Mọi
hoạt động của ngân hàng đều huớng tới hiệu quả kinh tế, tìm cách phân
tán và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, trước mỗi dự án đầu tư, ngân hàng đều
phải thẩm định xem dự án có khả thi không, doanh nghiệp có khả năng
hoàn vốn, thu lợi nhuận không, và nhất là có khả năng trả nợ, lãi cho
ngân hàng không. Thẩm định dự án đầu tư là bước đầu tiên và quan trọng
nhất để đảm bảo rằng khoản cho vay đạt được ba tiêu chí cơ bản: lợi
nhuận- an toàn- lành mạnh.
Trên thực tế, công tác thẩm định dự án tín ...