Danh mục

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng lao động - việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh Quảng Trị

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 370.39 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chung của chuyên đề là nhằm hướng đến việc cải thiện tình trạng công ăn việc làm, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng lao động - việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh Quảng Trị Trường Đại Học Kinh Tế Huế PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hiện tượng người thất nghiệp là khá phổ biến và trở thành vấn đề quan trọng của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là các nền uế kinh tế phát triển, thực tế này phản ánh quá trình sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế và bố trí lại nguồn nhân lực giữa các vùng kinh tế. Giải quyết việc làm và sử dụng tối đa H tiềm năng lao động xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mọi nước trên thế giới đặc biệt là những nước tế đang có tình trạng thất nghiệp như nước ta hiện nay. Giải quyết việc làm không chỉ h đơn thuần là thanh toán nạn thất nghiệp, nạn thiếu việc làm, thu nhập thấp, ổn định in lành mạnh xã hội mà còn tạo mọi điều kiện cho người lao động được giáo dục, được lao động sáng tạo, được hưởng thụ thành quả lao động, vừa nâng cao chất lượng cuộc cK sống vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Quảng Trị là một tỉnh còn nghèo, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế họ chậm phát triển, do tốc độ tăng dân số cao mà hàng năm nguồn lao động trẻ bổ sung vào rất lớn, trung bình có gần 4000 lao động có nhu cầu giải quyết việc làm mỗi năm, từ đó dẫn đến sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động. Tình trạng thất nghiệp, thiếu Đ ại việc làm vì vậy diễn ra khá phổ biến ở địa phương. Những năm gần đây cùng với sự đổi mới chung của cả nước, kinh tế thị trường diễn ra sôi động thì nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao, nhưng do chất lượng đội ngũ lao động còn thấp cho nên gặp khó khăn trong vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động. Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ - Việt Nam, dân số tỉnh Quảng Trị là 601.378 người (năm 2010), tổng nguồn lao động (từ 15 tuổi trở lên) là 397.210 người, chiếm 66,05% dân số. Trong điều kiện một tỉnh nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nguồn nhân lực tăng nhanh qua các năm, lại chưa sử dụng hết đã tạo áp lực ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội trong toàn tỉnh. Chính vì thế, công tác giải quyết việc làm có hiệu quả đang là vấn đề khó khăn bức xúc và là yêu cầu cấp Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Lê Thị Diệu Hiền Lớp : K41A KTNN 1 - Trường Đại Học Kinh Tế Huế thiết không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng có ý nghĩa thực tiễn hiện nay ở địa phương. Chính vì lý do đó, đề tài: “Thực trạng lao động - việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh Quảng Trị” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề cuối khóa. II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu uế 2.1.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của chuyên đề là nhằm hướng đến việc cải thiện tình trạng công H ăn việc làm, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. tế 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Làm rõ các khái niệm, bản chất: việc làm, thất nghiệp, giải quyết việc làm và vai in h trò của vấn đề việc làm, giải quyết việc làm. Phân tích đánh giá thực trạng việc làm từ đó xác định số lượng và tỷ lệ lao động cK có việc làm, thất nghiệp ở tỉnh Quảng Trị. Phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách giải quyết việc làm, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của các chính sách giải quyết việc làm cho người lao họ động trong thời gian qua ở Quảng Trị. Đề xuất một số giải pháp cho chính sách giải quyết việc làm, trên cơ sở phương Đ ại hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Trị trong thời gian tới. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Lực lượng lao động của tỉnh Quảng Trị. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Quảng trị. Phạm vi thời gian: Chuyên đề được thực hiện trong thời gian từ 17/01/2010 đến 04/04/2011. IV. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Lê Thị Diệu Hiền Lớp : K41A KTNN 2 - Trường Đại Học Kinh Tế Huế Phương pháp thu thập tài liệu: - Sơ cấp: Thông qua quan sát phỏng vấn. - Thứ cấp: Tìm hiểu báo cáo, tài liệu, sách báo… Phương pháp phân tích: - Phương pháp thống kê xã hội. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh. uế V. Hạn chế của chuyên đề Vấn đề này có nội dung rất rộng, liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời H sống xã hội. Chuyên đề này chỉ đánh giá thực trạng việc làm và những chính sách giải quyết việc làm cho người lao động đã áp dụng trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Trị. tế Do kiến thức, tư duy còn hạn hẹp, thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu cho nên không tránh khỏi những sai sót. Tôi kính mong được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy VI. Cấu trúc chuyên đề in h cô và các độc giả quan tâm để tôi hoàn thành tốt chuyên đề này. cK Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, mục lục, kết cấu chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận chung về lao động và việc làm họ Chương II. Thực trạng lao động và công tác giải quyết việc làm của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2006-2010. Đ ại Chương III. Các giải pháp tạo việc làm giai đoạn 2011-2015. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH : Lê Thị Diệu Hiền Lớp : K41A KTNN 3 - Trường Đại Học Kinh Tế Huế PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1.1. Một số khái niệm chung uế 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn lao động Nguồn nhân lực: Là nguồn lực con người, là bộ phận dân số trong độ tuổi lao H động, có khả năng lao động, đóng vai trò tạo ra của cải vất chất và tinh thần cho xã hội. Hay nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về thể lực và trí lực của con người được tế vận dụng trong quá trình lao động sản xuất, nó cũng được xem là sức lao động của con h người, một nguồn lực quý giá nhất trong yếu tố sản xuất của mọi tổ chức. in Như vậy nguồn nhân lực nằm trong dân số gắn với quy mô cơ cấu ở từng loại hình dân số, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: