Danh mục

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và tập tục công đức, cúng dường là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay còn thiếu chặt chẽ do nhiều vấn đề chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Điều này dẫn đến nhiều biến tướng, hệ lụy trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI KHOẢNG TRỐNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CÁC CƠ SỞ TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Qua nghiên cứu trường hợp chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) ThS. Nguyễn Như Sơn1 Tóm tắt: Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và tập tục công đức, cúng dường là nétđẹp trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về tài sản tại các cơ sở tínngưỡng, tôn giáo hiện nay còn thiếu chặt chẽ do nhiều vấn đề chưa có quy phạm pháp luậtđiều chỉnh. Điều này dẫn đến nhiều biến tướng, hệ lụy trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.Bài viết phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quản lý tài sản tại cáccơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; làm rõ những hạn chế, thiếu sót của pháp luật nhằm đưa ranhững giải pháp hoàn thiện phù hợp. Từ khóa: Khoảng trống pháp luật, quản lý tài sản, cơ sở tôn giáo, chùa Nga Hoàng(tỉnh Vĩnh Phúc) 1. Đặt vấn đề Quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là việc xác định chủ thể có quyền sởhữu, quản lý tài sản và quá trình kiểm soát nguồn thu, mục đích sử dụng, kiểm kê tài chínhtheo những quy định chặt chẽ. Đây là vấn đề được quan tâm nhiều trong các mùa lễ hội, đặcbiệt là khi xảy ra một số vụ việc nổi cộm trong dư luận xã hội. Một trong những vụ việc được nhắc đến gần đây là trường hợp nhà sư Thích ThanhToàn - trụ trì chùa Nga Hoàng, người bị tố “gạ tình” phóng viên đã được Giáo hội Phật giáotỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận hoàn tục. Điều đáng nói đó là, trong video được đăng tải, sư ThíchThanh Toàn mong muốn được giữ lại khối tài sản trị giá hơn 300 tỷ (theo lời tự bạch của sư,trong đó có diện tích lớn đất ruộng mua của người dân xung quanh chùa Nga Hoàng) [4]. Sựviệc này khiến dư luận băn khoăn về việc nguồn tiền cúng dường, công đức vào chùa đượcquản lý như thế nào theo quy định của pháp luật, liệu đó có thể được coi là tài sản riêng củasư trụ trì hay không, làm sao để xác định là tiền sư hay tiền chùa? Đây không chỉ là câu hỏi đặt ra đối với vụ việc tại chùa Nga Hoàng, mà còn là câu hỏipháp lý chung về việc quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.Câu hỏi này sẽ trở nên phức tạp hơn vì ngoài các công trình tín ngưỡng, tôn giáo do cộngđồng dân cư cùng quyên góp hoặc do tổ chức tôn giáo xây dựng, còn có các công trình tôngiáo do doanh nghiệp xây dựng (ví dụ chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình, chùa Tam Chúc tỉnh HàNam, chùa Ba Vàng tỉnh Quảng Ninh...). Tiền công đức tại các cơ sở tôn giáo này cũng nhậnđược sự quan tâm lớn từ phía người dân; doanh nghiệp hay cơ sở tôn giáo là chủ thể có thẩmquyền quản lý tài sản công đức, tiền công đức đó được sử dụng vào mục đích gì?1 Khoa Luật và Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 73NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Để làm rõ hơn về vấn đề này, bài viết phân tích các quy định của pháp luật Việt Namhiện hành về quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; làm rõ những hạn chế, thiếusót của pháp luật nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện phù hợp với điều kiện chính trị,kinh tế, văn hóa ở nước ta hiện nay. 2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quản lý tài sản tại các cơ sở tínngưỡng, tôn giáo 2.1. Khái niệm cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trựcthuộc, cơ sở tôn giáo và cơ sở tín ngưỡng theo quy định của pháp luật Việt Nam, vì đây lànhững thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong giao tiếp thông thường. Theo đó, tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôngiáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định, được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện cáchoạt động tôn giáo. Như vậy, để được công nhận là một tổ chức tôn giáo phải thỏa mãn bốnđiều kiện: (i) Tập hợp gồm nhiều nhà tu hành, tín đồ; (ii) Được tổ chức theo một cơ cấu nhấtđịnh; (iii) Mục tiêu nhằm thực hiện hoạt động về tôn giáo; (iv) Được Nhà nước công nhận. Cáctổ chức tôn giáo lớn ở Việt Nam có thể kể đến như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồngGiám mục Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam, Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên... Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiếnchương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo (ví dụ: Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc là tổchức tôn giáo trực thuộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo huyện TamĐảo là tổ chức tôn giáo trực thuộc của Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc...). Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, t ...

Tài liệu được xem nhiều: