Xông hơi được xem là một hình thức giúp thanh tẩy những bụi bẩn trên da và trong cả lỗ chân lông. Mỗi tuần môt lần, với những bước thực hiện dễ dàng, đơn giản tại nhà, bạn có thể tự tay chăm sóc cho làn da cũng như sức khỏe của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khỏe, đẹp nhờ xông hơi
Khỏe, đẹp nhờ xông hơi
Xông hơi được xem là một hình thức giúp thanh tẩy những bụi bẩn trên da
và trong cả lỗ chân lông. Mỗi tuần môt lần, với những bước thực hiện dễ
dàng, đơn giản tại nhà, bạn có thể tự tay chăm sóc cho làn da cũng như sức
khỏe của mình.
Xông hơi để làm đẹp
Có hai hình thức xông hơi là xông ướt (steambath) và xông khô (sauna) và
mỗi hình thức mang lại một lợi ích khác nhau. Xông hơi khô thường dùng đá
(sỏi) được đun nóng để làm tăng nhiệt độ phòng (khoảng 60 độ C) để giúp
mồ hôi vã ra. Còn xông hơi ướt giúp bài tiết mồ hôi, hơi nước làm ẩ m da,
các độc tố thải qua các lỗ chân lông, nhờ đó da được mịn màng.
Đối với khuôn mặt, xông bằng hơi nước nóng sẽ loại bỏ những chất bẩn bám
ở lỗ chân lông, giúp da mặt trở nên hồng hào sau khi tẩy sạch mọi cặn bã và
máu huyết lưu thông dễ dàng lên mặt. Cách thực hiện: Rửa sạch mặt bằng
nước mát, đổ nước nóng vào một tô sứ lớn, dùng khăn tắm rộng trùm hết
đầu, cổ, vai và phủ kín tô; ngồi thẳng, giữ tư thế này trong khoảng mười
phút rồi bỏ khăn ra và dùng hai tay xoa mặt thật kỹ để máu lưu thông, giúp
da mặt săn chắc. Thực hiện việc làm này mỗi tuần hai lần, vào buổi tối trước
khi đi ngủ. Có thể cho vào nước xông vài cánh hoa hồng hay giọt tinh dầu
tùy thích.
Nếu da mặt có nhiều mụn, lỗ chân lông lớn thì sau khi xông hơi nên đắp mặt
nạ mật ong hòa với nước cốt chanh. Mật ong có công dụng làm mát, mềm,
sát trùng và tẩy da, còn nước cốt chanh có tác dụng làm se lỗ chân lông.
Đối với da khô thì nên thoa kem dưỡng ẩm, kết hợp vài động tác massage để
giúp da cân bằng độ ẩm sau khi xông.
Nếu da nhạy cảm, nên lau mặt bằng khăn lông mềm sau khi xông hơi. Sau
đó, dùng các đầu ngón tay ấn nhẹ nhàng lên khắp các bề mặt da.
Người bị mụn trứng cá có thể dùng 30g bạch truật nấu lên rồi xông vùng
mặt, những chất bẩn ở lỗ chân lông sẽ được đẩy dần ra, da mặt sẽ trở nên
mịn, sáng.
Muốn cho các lỗ chân lông ở vùng mặt giãn rộng, giúp bài tiết hết các chất
bã ứ đọng, chỉ cần chuẩn bị một tô nước sôi, một tờ giấy cứng cuộn lại thành
hình phễu, nhỏ vào tô nước sôi chừng mươi giọt tinh dầu, đặt phễu giấy lên
tô nước để xông.
Cách xông trên cũng thích hợp với những trường hợp bị viêm mũi, viêm
họng, viêm xoang... Khi mũi được thông, cảm giác nghẹt mũi sẽ giảm, họng
được sát trùng, giúp giảm hoặc hết ho.
Xông hơi để chữa bệnh
Y học cổ truyền coi trọng xông hơi như một biện pháp trị cảm phong hàn
hữu hiệu. Xông hơi giúp đuổi tà khí xâm nhập vào các đường kinh lạc gây
đau nhức cơ thể, sưởi ấm cơ thể. Tinh dầu của lá xông sát trùng đường hô
hấp, giúp cơ thể nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi...
Nếu bị ngứa ngáy hoặc viêm xoang mũi dị ứng, có thể dùng cây cứt lợn để
xông.
Xông hơi - massage là phương pháp đơn giản đề phòng và chữa bệnh trong
y học dân gian, được áp dụng từ trẻ sơ sinh cho đến người già, cả nam lẫn
nữ.
Massage còn là một trong tám phép trị của cốt khoa theo y học phương
Đông. Massage có tác dụng làm giãn nở các mao mạch và tiểu động mạch,
làm sạch các lớp sừng hóa trên bề mặt da, điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi
và tuyến nhờn, kích thích sự lưu thông máu, tăng cường dinh dưỡng cho da,
giúp da được mịn màng, hồng hào hơn. Massage còn giúp tăng khả năng
hoạt động và khắc phục tình trạng mệt mỏi của thần kinh cơ, mang lại lợi ích
đích thực cho sinh lý cơ thể...
Xông hơi giúp cơ thể phân hủy một lượng mỡ nhất định để điều nhiệt. Thực
hiện một thực đơn ăn kiêng vừa phải và kết hợp với xông hơi, việc giảm béo
sẽ có kết quả tốt mà không bị nhăn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, lượng
acid ứ đọng trong các cơ. Khi đó, xông xơi ướt giúp giảm sự mệt mỏi, cơn
đau nhức cũng tan biến.