Khởi nghiệp - chọn hình thức doanh nghiệp nào?
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 199.36 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khởi nghiệp - chọn hình thức doanh nghiệp nào?
Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, giờ đây nhà đầu tư cá nhân trong nước muốn khởi nghiệp kinh doanh đã có hai sự lựa chọn, một là doanh nghiệp tư nhân và hai là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp - chọn hình thức doanh nghiệp nào? Khởi nghiệp - chọn hình thức doanh nghiệp nào? Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, giờ đây nhà đầu tư cá nhân trong nước muốn khởi nghiệp kinh doanh đã có hai sự lựa chọn, một là doanh nghiệp tư nhân và hai là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư cá nhân băn khoăn không biết là nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên, những điểm được và chưa được của mỗi sự lựa chọn đó là như thế nào? Về tư cách pháp lý và quản lý doanh nghiệp Từ trước đến nay, doanh nghiệp tư nhân là một hình thức doanh nghiệp được khá nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước lựa chọn bởi sự gần gũi của nó đối với tập quán kinh doanh của người Việt cũng như tính đơn giản, tự chủ cao trong tổ chức và điều hành doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp tư nhân có thể được xem là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân (1). Với bản chất chịu trách nhiệm vô hạn cho chủ sở hữu như vậy, doanh nghiệp tư nhân chứa đựng nhiều rủi ro cho chính sở hữu chủ doanh nghiệp khi mà họ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tại cùng một thời điểm thì mỗi nhà đầu tư cá nhân chỉ được thành lập và duy trì một doanh nghiệp tư nhân mà thôi (cũng như không phải là thành viên hợp danh của bất kỳ một công ty hợp danh nào khác). Trong khi đó, công ty TNHH một thành viên lại có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cá nhân chủ sở hữu đăng ký vào công ty và không bị hạn chế về số lượng công ty TNHH mà một nhà đầu tư cá nhân là thành viên góp vốn được phép thành lập. Với những quy định như vậy, rõ ràng so với công ty cổ phần hay công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân chứa đựng nhiều rủi ro và hạn chế hơn. Chính vì vậy nên khi soạn thảo Luật Doanh nghiệp 2005, có khá nhiều ý kiến lo ngại rằng việc cho phép nhà đầu tư cá nhân được quyền thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ dẫn đến việc dần dần triệt tiêu doanh nghiệp tư nhân vì nhà đầu tư cá nhân nào cũng mong muốn giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Nếu ở thời điểm áp dụng Luật Doanh nghiệp 1999, doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn duy nhất nếu nhà đầu tư cá nhân không muốn hùn hạp kinh doanh với bất kỳ nhà đầu tư cá nhân nào khác, thì nay, Luật Doanh nghiệp 2005 đã cho phép họ lựa chọn giữa việc thành lập một công ty TNHH một thành viên hay một doanh nghiệp tư nhân, một bên với chế độ trách nhiệm hữu hạn và một bên còn lại với chế độ trách nhiệm vô hạn. Như vậy, những thay đổi đó của Luật Doanh nghiệp 2005 có thực sự “khai tử” doanh nghiệp tư nhân hay không? Câu trả lời có lẽ phải chờ đợi thêm một khoảng thời gian nữa để kiểm chứng sự hiệu quả và mức độ hòa nhập của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý và trên phương diện kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân vẫn đáp ứng được một số nhu cầu nhất định cho nhà đầu tư cá nhân. Đơn cử như việc chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong một số trường hợp, giúp cho đối tác làm ăn với doanh nghiệp có thêm niềm tin đối với chủ doanh nghiệp tư nhân (nhất là khi họ nắm rõ khả năng tài chính và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân); chủ doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng tăng hoặc giảm vốn đầu tư (trong khi hình thức công ty TNHH một thành viên thì lại bị hạn chế đối với việc rút và giảm vốn đã góp (2)); hoặc đơn giản là ở thời điểm hiện tại, khá nhiều người vẫn còn quen làm chủ một doanh nghiệp tư nhân hơn là làm chủ một công ty TNHH một thành viên. Về khả năng chuyển đổi Hiện nay, công ty TNHH một thành viên được luật pháp cho phép chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên (do chủ sở hữu chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác; hoặc công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác) hoặc trở thành công ty cổ phần (huy động thêm thành viên mới). Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi, công ty chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi. Cùng với sự thừa nhận công ty TNHH một thành viên do nhà đầu tư cá nhân làm chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng cho phép doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, so với các trường hợp chuyển đổi giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc giữa công ty TNHH và công ty cổ phần, việc chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH đòi hỏi phải thỏa mãn khá nhiều điều kiện pháp lý phức tạp hơn. Ví dụ như điều kiện “chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó” hay “chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn”. Những điều kiện này được đặt ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan và xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân. Với hành lang pháp lý hiện hành, doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác ngoài công ty TNHH một thành viên chẳng hạn như công ty cổ phần, thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể giải thể doanh nghiệp tư nhân và thành lập doanh nghiệp mới. Điều này vừa mất nhiều thời gian, mất đi một số giá trị doanh nghiệp hiện có (thương hiệu, uy tín kinh doanh, nguồn khách hàng quen thuộc...) gây gián đoạn cho các giao dịch đang tồn tại, và thậm chí trong một số trường hợp làm ảnh hưởng bất lợi cho các bên có liên quan hơn là nếu được phép chuyển đổi. Việc không cho phép các doanh nghiệp tự do chuyển đổi nói ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp - chọn hình thức doanh nghiệp nào? Khởi nghiệp - chọn hình thức doanh nghiệp nào? Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, giờ đây nhà đầu tư cá nhân trong nước muốn khởi nghiệp kinh doanh đã có hai sự lựa chọn, một là doanh nghiệp tư nhân và hai là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư cá nhân băn khoăn không biết là nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên, những điểm được và chưa được của mỗi sự lựa chọn đó là như thế nào? Về tư cách pháp lý và quản lý doanh nghiệp Từ trước đến nay, doanh nghiệp tư nhân là một hình thức doanh nghiệp được khá nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước lựa chọn bởi sự gần gũi của nó đối với tập quán kinh doanh của người Việt cũng như tính đơn giản, tự chủ cao trong tổ chức và điều hành doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp tư nhân có thể được xem là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân (1). Với bản chất chịu trách nhiệm vô hạn cho chủ sở hữu như vậy, doanh nghiệp tư nhân chứa đựng nhiều rủi ro cho chính sở hữu chủ doanh nghiệp khi mà họ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tại cùng một thời điểm thì mỗi nhà đầu tư cá nhân chỉ được thành lập và duy trì một doanh nghiệp tư nhân mà thôi (cũng như không phải là thành viên hợp danh của bất kỳ một công ty hợp danh nào khác). Trong khi đó, công ty TNHH một thành viên lại có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cá nhân chủ sở hữu đăng ký vào công ty và không bị hạn chế về số lượng công ty TNHH mà một nhà đầu tư cá nhân là thành viên góp vốn được phép thành lập. Với những quy định như vậy, rõ ràng so với công ty cổ phần hay công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân chứa đựng nhiều rủi ro và hạn chế hơn. Chính vì vậy nên khi soạn thảo Luật Doanh nghiệp 2005, có khá nhiều ý kiến lo ngại rằng việc cho phép nhà đầu tư cá nhân được quyền thành lập công ty TNHH một thành viên sẽ dẫn đến việc dần dần triệt tiêu doanh nghiệp tư nhân vì nhà đầu tư cá nhân nào cũng mong muốn giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Nếu ở thời điểm áp dụng Luật Doanh nghiệp 1999, doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn duy nhất nếu nhà đầu tư cá nhân không muốn hùn hạp kinh doanh với bất kỳ nhà đầu tư cá nhân nào khác, thì nay, Luật Doanh nghiệp 2005 đã cho phép họ lựa chọn giữa việc thành lập một công ty TNHH một thành viên hay một doanh nghiệp tư nhân, một bên với chế độ trách nhiệm hữu hạn và một bên còn lại với chế độ trách nhiệm vô hạn. Như vậy, những thay đổi đó của Luật Doanh nghiệp 2005 có thực sự “khai tử” doanh nghiệp tư nhân hay không? Câu trả lời có lẽ phải chờ đợi thêm một khoảng thời gian nữa để kiểm chứng sự hiệu quả và mức độ hòa nhập của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở góc độ pháp lý và trên phương diện kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân vẫn đáp ứng được một số nhu cầu nhất định cho nhà đầu tư cá nhân. Đơn cử như việc chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong một số trường hợp, giúp cho đối tác làm ăn với doanh nghiệp có thêm niềm tin đối với chủ doanh nghiệp tư nhân (nhất là khi họ nắm rõ khả năng tài chính và tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân); chủ doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng tăng hoặc giảm vốn đầu tư (trong khi hình thức công ty TNHH một thành viên thì lại bị hạn chế đối với việc rút và giảm vốn đã góp (2)); hoặc đơn giản là ở thời điểm hiện tại, khá nhiều người vẫn còn quen làm chủ một doanh nghiệp tư nhân hơn là làm chủ một công ty TNHH một thành viên. Về khả năng chuyển đổi Hiện nay, công ty TNHH một thành viên được luật pháp cho phép chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên (do chủ sở hữu chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác; hoặc công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác) hoặc trở thành công ty cổ phần (huy động thêm thành viên mới). Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi, công ty chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi. Cùng với sự thừa nhận công ty TNHH một thành viên do nhà đầu tư cá nhân làm chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng cho phép doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, so với các trường hợp chuyển đổi giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoặc giữa công ty TNHH và công ty cổ phần, việc chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH đòi hỏi phải thỏa mãn khá nhiều điều kiện pháp lý phức tạp hơn. Ví dụ như điều kiện “chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó” hay “chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn”. Những điều kiện này được đặt ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan và xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân. Với hành lang pháp lý hiện hành, doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác ngoài công ty TNHH một thành viên chẳng hạn như công ty cổ phần, thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể giải thể doanh nghiệp tư nhân và thành lập doanh nghiệp mới. Điều này vừa mất nhiều thời gian, mất đi một số giá trị doanh nghiệp hiện có (thương hiệu, uy tín kinh doanh, nguồn khách hàng quen thuộc...) gây gián đoạn cho các giao dịch đang tồn tại, và thậm chí trong một số trường hợp làm ảnh hưởng bất lợi cho các bên có liên quan hơn là nếu được phép chuyển đổi. Việc không cho phép các doanh nghiệp tự do chuyển đổi nói ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bí quyết quản trị doanh nghiệp thủ thuật kinh doanh quản lý dự án doanh nghiệp hướng dẫn quản lý nguyên tắc OCED quản trị doanh nghiệp nghệ thuật lãnh đạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 354 0 0 -
27 trang 321 0 0
-
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 308 1 0 -
3 trang 255 3 0
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 239 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 232 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 212 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 7
11 trang 190 0 0