Danh mục

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng Sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 549.54 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này chia sẻ thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng Sông Cửu Long thời gian qua và đề xuất giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong vùng một cách bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đồng bằng Sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Hồng Gấm Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ Tóm tắt Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua đã có nhiều khởi sắc trong phong trào khởi nghiệp (start-up). Nhiều địa phương trong vùng đã bước đầu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và tạo thuận lợi cho các cá nhân, nhóm hay doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) với công nghệ mới ra đời, gặt hái được thành công và ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu so với mặt bằng chung của cả nước trong những năm gần đây thì còn rất khiêm tốn và cách xa kỳ vọng; các startups phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách do các trở lực cả từ phía khách quan lẫn chủ quan. Trong bài viết này, tác giả mong muốn chia sẻ thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) ĐBSCL thời gian qua và đề xuất giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển KNĐMST trong vùng một cách bền vững. Từ khóa: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khởi nghiệp ĐBSCL 1. Đặt vấn đề Phong trào khởi nghiệp đã xuất hiện ở ĐBSCL từ rất sớm. Bắt đầu với Dự án Hỗ trợ phát triển của Đan Mạch (D NID ) được triển khai từ năm 1999. Tiếp sau đó, làn sóng khởi nghiệp tại ĐBSCL đã không ngừng phát triển và từng bước nâng dần cả về số lượng lẫn chất lượng. Đóng góp nỗi bật nhất có thể kể đến là Chương trình “ hởi sự doanh nghiệp, Tăng cường khả năng kinh doanh – Start and Improve Your Business” (SIYB) do VCCI phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (IL ) khởi xướng được triển khai tại 43 tỉnh/thành trên cả nước, trong đó có 13 địa phương thuộc vùng ĐBSCL. Là khu vực kinh tế nông nghiệp trọng điểm của quốc gia, hàng năm ĐBSCL đã đóng góp 18% GDP; 56% sản lượng lúa; 40% sản lượng thủy sản. Trong đó có 90% sản lượng gạo và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu hàng năm cho cả nước. Với tiềm năng, lợi thế to lớn như vậy, ĐBSCL chính là mảnh đất màu mở cho khởi nghiệp ươm mầm và phát triển. Trên cơ sở xác định được việc thúc đẩy khởi nghiệp nói chung, NĐMST nói riêng là vấn đề cấp thiết, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế lâu dài của địa phương cũng như cả vùng, Các địa phương ở ĐBSCL đã ban hành nhiều chính sách, kế hoạch, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là NĐMST. Trên cơ sở đó, nhiều startups với công nghệ mới ra đời, gặt hái được thành công và ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, những kết quả đạt được thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của toàn vùng. Các startup còn gặp nhiều khó khăn do khách quan (môi trường khởi nghiệp) cũng như chủ quan (năng lực khởi nghiệp) dẫn đến hạn chế khả năng đổi mới và sáng tạo trong khởi nghiệp. 333 Bằng phương pháp tiếp cận lý thuyết, thu thập số liệu thứ cấp và khảo sát thực tế tại một số địa phương trong vùng, tác giả tiến hành phân tích thực trạng khởi nghiệp nói chung, NĐMST nói riêng tại ĐBSCL thời gian qua, xác định nguyên nhân tồn tại, hạn chế để đề xuất một số hàm ý giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NĐMST trong vùng trong thời gian tới. Và đây cũng chính là mục tiêu chủ yếu của bài viết này. 2. Thực trạng KNĐMST ở ĐBSCL thời gian qua 2.1. Một số thành tựu KNĐMST ở ĐBSCL 2.1.1. Về thành quả khởi nghiệp Theo đánh giá của Văn phòng “Đề án hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025”(Đề án 844), NĐMST đang phát triển mạnh mẽ trên cả nước trong đó có ĐBSCL. Qua tổng hợp số liệu thống kê của các địa phương trong vùng sau 2 năm thực hiện NQ35/CP cho thấy, hiện ĐBSCL có gần 30.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 7,7% tổng số doanh nghiệp cả nước và tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 10%. Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới ở khu vực tăng 12%, một số tỉnh vượt trội như Bến Tre tăng 28%, Hậu Giang 35%, Long n 16%, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Long n tăng 11%. Đây là một mức tăng trưởng khá về phát triển doanh nghiệp so với một số vùng miền, những cam kết phát triển doanh nghiệp đều đạt và vượt trên 50% so với mục tiêu [10]. Một sô điển hình khởi nghiệp ở các địa phương trong vùng như sau: BẾN TRE: Bến tre là một trong số ít địa phương trong vùng đi đầu trong NĐMST với Chương trình hành động số 10 của Tỉnh ủy về “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh Bến Tre”. Với phương châm “năng động - sáng tạo” trong thực hiện cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng thuận và tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, chương trình đạt được nhiều kết quả quan trọng [2]. Theo ông Phan Văn Mãi - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh thì, tính đến nay đã có 1.696 doanh nghiệp và 10.216 hộ kinh doanh cá thể và 44 hợp tác xã thành lập mới, nâng số hiện nay lên 3.912 doanh nghiệp, 46.423 hộ cá thể và 90 hợp tác xã. Có 387 ý tưởng/dự án khởi nghiệp được đề xuất, trong đó đã được chọn hỗ trợ trực tiếp cho 168 ý tưởng/dự án. Chương trình cũng đã hỗ trợ vốn 774 dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp với tổng kinh phí khoảng 802 tỷ đồng từ các nguồn vốn như Quỹ đầu tư khởi nghiệp tỉnh, Quỹ khoa học và công nghệ, Quỹ hợp tác công tư của Dự án thích ứng biến đổi khí hậu ĐBSCL tại Bến Tre ( MD Bến Tre), nguồn vốn khuyến công, vốn vay ưu đãi của các ngân hàng thương mại, các nguồn vốn lồng ghép khác [11]. AN GIANG: n Giang đã triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển NĐMST tỉnh giai đoạn 2018 – 2025. Mục tiêu của Chương trình là xây dựng, vận hành Cổng thông tin NĐMST, mạng lưới nhà đầu tư cá nhân, Quỹ Đầu tư mạo hiểm của tỉnh; ây dựng, triển khai chương trình truyền thông về hoạt động NĐMST, phổ biến, tuyên truyền các điển hình NĐMST c ...

Tài liệu được xem nhiều: