Khởi nghiệp và rào cản khởi nghiệp theo định hướng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 494.68 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu của bài viết "Khởi nghiệp và rào cản khởi nghiệp theo định hướng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam" là tổng quan về tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học trong, ngoài nước với hai mảng lớn là ý định và rào cản khởi sự doanh nghiệp, đồng thời tìm ra những rào cản khởi nghiệp cho trường hợp cụ thể là doanh nghiệp xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp và rào cản khởi nghiệp theo định hướng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam KHỞI NGHIỆP VÀ RÀO CẢN KHỞI NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM ThS. Hồ Trúc Vi1, ThS. Phan Trọng Nhân2 (1),(2) Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Tóm tắt: Khởi nghiệp là cụm từ được nhắc nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây, đặc biệt tại mốc 2016, năm quốc gia khởi nghiệp. Điểm mấu chốt của khởi nghiệp không chỉ là việc tự đứng ra kinh doanh, mà nó nằm ở quá trình hình thành, định hướng phát triển sáng tạo, bền vững cho doanh nghiệp và xã hội. Mục đích nghiên cứu của tác giả là tổng quan về tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học trong, ngoài nước với hai mảng lớn là ý định và rào cản khởi sự doanh nghiệp, đồng thời tìm ra những rào cản khởi nghiệp cho trường hợp cụ thể là doanh nghiệp xã hội (DNXH). Đây là hướng nghiên cứu còn bỏ ngõ và chưa có nghiên cứu chính thức tại Việt Nam. Năm 2014 đánh dấu sự kiện DNXH được pháp luật Việt Nam chính thức công nhận, từ đó mở ra một giai đoạn mới cho loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ở giai đoạn non trẻ ban đầu sẽ không tránh khỏi khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển DNXH. Nếu vượt qua được những rào cản này, một thị trường ngách với hướng đi khác biệt sẽ rộng mở, giúp các dự án khởi nghiệp không những đạt mục tiêu kinh doanh mà còn đóng góp vào giá trị xã hội bền vững cho quốc gia, dân tộc. Từ khóa: Khởi nghiệp, Rào cản, Doanh nghiệp Xã hội, Việt Nam. 1. Tổng quan về khởi nghiệp Kinh doanh là lĩnh vực trực tiếp tạo ra thị trường cho nền kinh tế. Trong rất nhiều loại hình, dạng thức kinh doanh thì khởi nghiệp đang là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Sobel, R. S., & King, K. a. (2008) khi nghiên cứu về thái độ dẫn đến khởi nghiệp của sinh viên ở nhiều nước khác nhau đã khẳng định khởi nghiệp chính là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho mỗi quốc gia. Sau đó, Sobel, R. S., & King, K. a. (2008) cũng ủng hộ quan điểm khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khởi nghiệp cho rằng người khởi nghiệp được hiểu là người bắt đầu mở ra một doanh nghiệp nhỏ, mới và do mình làm chủ. Tuy nhiên, theo Drucker, P.F. (1985) cho rằng không phải mọi doanh nghiệp nhỏ mới đều đại diện cho tinh thần khởi nghiệp mà khởi nghiệp được công nhận là khi doanh nghiệp này phải tạo ra một mô hình mới thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Định nghĩa của Hisrich, R. D. M & Peters, P. (1995) sau đó đã kết hợp các quan điểm đa dạng ở trên trình bày “khởi nghiệp là một quá trình dành thời gian và tập trung mọi nổ lực để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cho khách hàng bằng những định hướng mới mẻ”. Tuy nhiên, xem xét lại quá trình hình thành và phát triển của các loại hình doanh nghiệp thì mục tiêu và định hướng không chỉ tập trung duy nhất vào lợi nhuận. Bắt đầu từ năm 1965, xuất hiện đầu tiên tại London (Anh) những doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu phục vụ cộng đồng, đặt nền móng cho khái niệm DNXH hình thành. Trong chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Một dự án khởi nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận mô hình kinh doanh theo định hướng này. Tóm lại, thông qua các khái niệm cơ bản về khởi nghiệp, chúng ta thấy được rằng khởi nghiệp được nhìn nhận dưới góc độ khai thác thị trường để tạo ra mô hình kinh doanh , 308 mới, trong đó có hai dạng thức cơ bản: khởi nghiệp kiến tạo lợi nhuận cho bản thân và khởi nghiệp kiến tạo giá trị xã hội bền vững. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi nghiệp Các nghiên cứu hiện nay trên toàn cầu có khá nhiều hướng tiếp cận khác nhau liên quan đến khởi nghiệp, trong đó hai hướng chính mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện: nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và nghiên cứu về các rào cản khởi nghiệp. Hướng nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp: Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tìm hiểu với ba nhóm liên quan: giáo dục (Schwarz, E. J., et.al. (2009), Astebro, T., et.al. (2012), Hong, Z., et.al (2012), Rae, D., & Woodier-Harris, N. R. (2013), Huber, L. R., et.al. (2014), môi trường văn hóa xã hội (Pruett, M., et.al (2009), Chand, M., & Ghorbani, M. (2011), Pablo-Lerchundi, I., et.al. (2015) và đặc điểm cá nhân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp và rào cản khởi nghiệp theo định hướng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam KHỞI NGHIỆP VÀ RÀO CẢN KHỞI NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM ThS. Hồ Trúc Vi1, ThS. Phan Trọng Nhân2 (1),(2) Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Tóm tắt: Khởi nghiệp là cụm từ được nhắc nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây, đặc biệt tại mốc 2016, năm quốc gia khởi nghiệp. Điểm mấu chốt của khởi nghiệp không chỉ là việc tự đứng ra kinh doanh, mà nó nằm ở quá trình hình thành, định hướng phát triển sáng tạo, bền vững cho doanh nghiệp và xã hội. Mục đích nghiên cứu của tác giả là tổng quan về tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học trong, ngoài nước với hai mảng lớn là ý định và rào cản khởi sự doanh nghiệp, đồng thời tìm ra những rào cản khởi nghiệp cho trường hợp cụ thể là doanh nghiệp xã hội (DNXH). Đây là hướng nghiên cứu còn bỏ ngõ và chưa có nghiên cứu chính thức tại Việt Nam. Năm 2014 đánh dấu sự kiện DNXH được pháp luật Việt Nam chính thức công nhận, từ đó mở ra một giai đoạn mới cho loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ở giai đoạn non trẻ ban đầu sẽ không tránh khỏi khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển DNXH. Nếu vượt qua được những rào cản này, một thị trường ngách với hướng đi khác biệt sẽ rộng mở, giúp các dự án khởi nghiệp không những đạt mục tiêu kinh doanh mà còn đóng góp vào giá trị xã hội bền vững cho quốc gia, dân tộc. Từ khóa: Khởi nghiệp, Rào cản, Doanh nghiệp Xã hội, Việt Nam. 1. Tổng quan về khởi nghiệp Kinh doanh là lĩnh vực trực tiếp tạo ra thị trường cho nền kinh tế. Trong rất nhiều loại hình, dạng thức kinh doanh thì khởi nghiệp đang là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Sobel, R. S., & King, K. a. (2008) khi nghiên cứu về thái độ dẫn đến khởi nghiệp của sinh viên ở nhiều nước khác nhau đã khẳng định khởi nghiệp chính là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho mỗi quốc gia. Sau đó, Sobel, R. S., & King, K. a. (2008) cũng ủng hộ quan điểm khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khởi nghiệp cho rằng người khởi nghiệp được hiểu là người bắt đầu mở ra một doanh nghiệp nhỏ, mới và do mình làm chủ. Tuy nhiên, theo Drucker, P.F. (1985) cho rằng không phải mọi doanh nghiệp nhỏ mới đều đại diện cho tinh thần khởi nghiệp mà khởi nghiệp được công nhận là khi doanh nghiệp này phải tạo ra một mô hình mới thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Định nghĩa của Hisrich, R. D. M & Peters, P. (1995) sau đó đã kết hợp các quan điểm đa dạng ở trên trình bày “khởi nghiệp là một quá trình dành thời gian và tập trung mọi nổ lực để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cho khách hàng bằng những định hướng mới mẻ”. Tuy nhiên, xem xét lại quá trình hình thành và phát triển của các loại hình doanh nghiệp thì mục tiêu và định hướng không chỉ tập trung duy nhất vào lợi nhuận. Bắt đầu từ năm 1965, xuất hiện đầu tiên tại London (Anh) những doanh nghiệp được thành lập với mục tiêu phục vụ cộng đồng, đặt nền móng cho khái niệm DNXH hình thành. Trong chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa: “DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Một dự án khởi nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận mô hình kinh doanh theo định hướng này. Tóm lại, thông qua các khái niệm cơ bản về khởi nghiệp, chúng ta thấy được rằng khởi nghiệp được nhìn nhận dưới góc độ khai thác thị trường để tạo ra mô hình kinh doanh , 308 mới, trong đó có hai dạng thức cơ bản: khởi nghiệp kiến tạo lợi nhuận cho bản thân và khởi nghiệp kiến tạo giá trị xã hội bền vững. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi nghiệp Các nghiên cứu hiện nay trên toàn cầu có khá nhiều hướng tiếp cận khác nhau liên quan đến khởi nghiệp, trong đó hai hướng chính mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện: nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và nghiên cứu về các rào cản khởi nghiệp. Hướng nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp: Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tìm hiểu với ba nhóm liên quan: giáo dục (Schwarz, E. J., et.al. (2009), Astebro, T., et.al. (2012), Hong, Z., et.al (2012), Rae, D., & Woodier-Harris, N. R. (2013), Huber, L. R., et.al. (2014), môi trường văn hóa xã hội (Pruett, M., et.al (2009), Chand, M., & Ghorbani, M. (2011), Pablo-Lerchundi, I., et.al. (2015) và đặc điểm cá nhân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khởi nghiệp kinh doanh Rào cản khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp Định hướng doanh nghiệp xã hội Khởi nghiệp của doanh nghiệp xã hội Môi trường khởi sự doanh nghiệpTài liệu liên quan:
-
10 trang 124 0 0
-
từ bản năng đến nghệ thuật bán hàng
263 trang 104 2 0 -
8 trang 81 0 0
-
8 trang 50 0 0
-
Hành trình doanh nhân khởi nghiệp
107 trang 49 0 0 -
12 trang 43 0 0
-
149 trang 38 0 0
-
Lý do bạn không tìm được việc làm
4 trang 37 0 0 -
Khi ít vốn Có thể kinh doanh gì
5 trang 36 0 0 -
5 trang 35 0 0