Danh mục

Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 2)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.51 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 2) Kinh điển khởi nghiệp: Khi nào càng làm càng nghèo? Khởi nghiệp: Tăng trưởng trường phái Smith hay Ricardo. Có lẽ cách giản dị nhất để thấy được sự khác biệt của tăng trưởng theo cách hiểu Smith và Ricardo trong một bối cảnh của kinh tế học đương đại là sử dụng mô hình tăng trưởng Solow (1956) như một phương pháp nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 2) Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 2) Kinh điển khởi nghiệp: Khi nào càng làm càng nghèo? Khởi nghiệp: Tăng trưởng trường phái Smith hay Ricardo Có lẽ cách giản dị nhất để thấy được sự khác biệt của tăng trưởng theo cách hiểu Smith và Ricardo trong một bối cảnh của kinh tế học đương đại là sử dụng mô hình tăng trưởng Solow (1956) như một phương pháp nghiên cứu. Nếu chúng ta ký hiệu sản lượng là Yt, và vốn, lao động lần lượt là Kt, Lt, thì Solow xét sản lượng là một hàm số của vốn, lao động và thời gian, trong đó, thời gian có “tham dự” và hàm sản xuất, bởi lẽ khi thời gian trôi qua quá trình công nghệ sản xuất cũng tiến bộ hơn, khiến cho mỗi lượng vốn và lao động cho trước có thể giúp sản sinh ra nhiều sản lượng hơn. Yt = F[Kt, Lt, t] Robert M. Solow Việc xây dựng một biểu thức toán học đơn giản này cho phép chúng ta phát triển đáng kể việc nghiên cứu nhờ đặt ra những giả định đơn giản hóa về hàm sản xuất.[4] [4] Barro và Sala-i-Martin (1995) chỉ ra một loạt cách tốt để phát triển mô hình Solow, kèm theo đó là những hiểu biết suy ra được từ mô hình đó. Barro và Sala-i-Martin sử dụng hàm sản xuất cho ở trên để rút ra mô hình Solow, mặc dù một quy cách kỹ thuật khác thường sử dụng là: Yt = λt[Kt, Lt]. Điều này dường như ngầm hiểu tốc độ thay đổi cố định qua thời gian của λ, mà các bằng chứng thực nghiệm lại thường bác bỏ ý kiến này. Mô hình có thể được sử dụng để rút ra “quy tắc vàng” của quỹ đạo tăng trưởng, ngầm suy ra rằng có thể tồn tại một khoản đầu tư tối ưu nào đó, và có thể được sử dụng như một nền tảng cần thiết để chỉ ra sự “hội tụ” chính là tư tưởng cho rằng các nền kinh tế với các mức thu nhập thấp hơn cần phải tăng trưởng nhanh hơn những nền kinh tế giàu có hơn, nhờ thế, khi thời gian trôi qua, các mức thu nhập sẽ “hội tụ.” Trên thực tế, chẳng có sự hội tụ nào xảy ra cả, và điều này gây nghi ngờ lên cái khuôn khổ phương pháp luận của mô hình do Solow đề xướng, cũng góp phần gây đình đốn cả sự phát triển của các hệ thống lý thuyết dựa trên “tính hội tụ.”[5] [5] Quah (1996) trình bày những bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các mức thu nhập quốc dân trở nên phân đôi, với một nhóm quốc gia hội tụ với xuất phát từ mức thu nhập cao trong khi các quốc gia khác thì giẫm chân tại chỗ ở mức độ thấp. Quah đề xướng rằng, dựa trên các bằng chứng, dưới các điều kiện đủ tốt, các quốc gia có thể hội tụ giống như những gì mô hình Solow đề xuất. Tuy vậy, các quốc gia nghèo thì lại chẳng thể có những “điều kiện đủ tốt” như ta vừa bàn. Trong mô hình Solow, ta thấy tương đối dễ để xây dựng quan hệ toán học giữa các yếu tố Y, K, L, nhưng để mô hình hóa ảnh hưởng của thời gian (t) thì luôn gây rắc rối, vì vậy người ta “xử lý” thời gian như là một biến ngoại sinh. Thông thường, L cũng được xử lý như biến ngoại sinh, và nếu ta xem xét thu nhập đầu người, ta sẽ dễ dàng chia cho L để chỉ còn lại K và biến ngoại sinh t trở thành những yếu tố giúp ta giải thích sự tăng trưởng.[6] [6] Tất nhiên, ở dạng hàm tổng quát như trên, chia cho L có khả năng vẫn chưa loại trừ nó khỏi vế phải của phương trình, nhưng nó giúp loại bỏ bản thân yếu tố tăng trưởng dân số trong tư cách một tác nhân trong quá trình tăng trưởng thu nhập. Quá trình suy diễn khá xuôi chèo mát mái. Nhờ có đầu tư, K có thể tăng lên, và điều này dẫn tới tăng trưởng Y. Đây là cơ sở của quan điểm Ricardo về tăng trưởng kinh tế. Mô hình Ricardo về tăng trưởng thực sự được cân nhắc sử dụng kỹ lưỡng bởi các nhà kinh tế học và những người làm chính sách kinh tế quốc gia. Như Kreuger (1993) ghi nhận, phương pháp quan điểm Ricardo đã trở thành nền tảng cho các chính sách phát triển kinh tế quốc tế trong 3 thập kỷ liên tục sau Thế chiến II, và việc ứng dụng mô hình Ricardo đã chỉ ra những ưu thế của mô hình kế hoạch hóa tập trung hơn hẳn so với việc phân phối bằng cơ chế thị trường, bởi vì những người lập kế hoạch đứng ở vị trí thuận lợi hơn nhiều để làm tăng thu nhập quốc dân và tốc độ đầu tư, và có thể lái các nguồn đầu tư tới những khu vực kinh tế được coi là có năng suất cao nhất. Tuy thế, bất kể những lời tư vấn của các nhà kinh tế học về tăng trưởng, thì các nền kinh tế chưa phát triển vẫn giẫm chân tại các mức “chưa phát triển” cho dù các quốc gia này đã gắng sức đầu tư rất đáng kể. Hơn thế nữa, bằng số liệu thực chứng, chúng ta lại làm rõ được một kết luận rằng các mức tăng đầu tư chỉ góp phần rất nhỏ bé vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà thôi. Thế thì lời giải phải nằm ở đâu đó, chứ không phải ở đầu tư. Tai họa với mô hình Solow nằm ở chỗ những phương án khả dĩ nhất có thể xem như nguồn gốc của tăng trưởng lại nằm chính ở K và t, và những ảnh hưởng của vốn lại khá dễ dàng phân tích thấy, ...

Tài liệu được xem nhiều: