Danh mục

Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 4)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.97 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 4) Kinh điển khởi nghiệp: Rình mò trên bãi biển Bạn có thể tưởng tượng tình huống một người khởi nghiệp quan sát thấy một cơ hội lợi nhuận khá giống trường hợp người đi bộ ngó thấy tờ 20$ nằm lăn lóc bên vỉa hè.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 4) Khởi nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Phần 4) Kinh điển khởi nghiệp: Rình mò trên bãi biển Bạn có thể tưởng tượng tình huống một người khởi nghiệp quan sát thấy một cơ hội lợi nhuận khá giống trường hợp người đi bộ ngó thấy tờ 20$ nằm lăn lóc bên vỉa hè. Có thể nhiều người đã đi ngang qua chỗ tờ 20$ đó mà không chú ý, cho tới khi một người khá nhạy cảm quan sát thấy và tiến tới lượm lấy phần thưởng 20$ đó. Mô thức tương tự này phản ánh khá chính xác mô hình của Kirzner về quá trình khởi nghiệp, ở một vài góc độ nhất định. Ở một vài khía cạnh khác thì mô tả như thế chưa đủ. Một rắc rối với phép so sánh tương tự này là hiếm khi chúng ta lượm được tờ 20$ trên hè đường. Vì thế, những con người bận rộn không có động cơ lợi ích để thường xuyên đảo mắt (như rang lạc) tìm kiếm những tờ rơi ở hè đường. [Cơ hội bên bờ biển] Ngược lại, cũng chẳng phải hiếm ví dụ chúng ta bắt gặp những người chuyên nghề rình mò với những máy dò kim loại hoạt động tích cực trên bãi biển. Họ tìm kiếm những vật dụng kim loại bị bỏ quên như đồng hồ, nhẫn và cả những thứ có giá trị khác. Nếu như có nhiều người làm rơi tiền trên hè đường hơn, sẽ xuất hiện nhiều người nhạy cảm hơn với cơ hội lượm các tờ 20$ từ đường phố (thực tế là không như thế!) Ý tưởng ở đây là, chúng ta (con người) sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi đứng trước các cơ hội tạo ra lợi nhuận một khi các cơ hội đó xuất hiện nhiều hơn, và điều này giúp giải thích lý do vì sao các cơ hội làm giàu được nắm bắt nhiều hơn trong các nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Tăng trưởng kinh tế tạo ra các cơ hội sinh lợi. Khi các nền kinh tế được tổ chức hoạt động xung quanh những chiều hướng truyền thống đã có, vai trò kinh tế của con người trong xã hội đã phân định rõ nét và có rất ít khả năng cho nhiều người tận dụng cơ hội sáng tạo-đổi mới. Nền kinh tế Trung Quốc cổ thực ra có nhiều vốn hơn các nền kinh tế đương đại khác. Trung Quốc lúc đó cũng có hệ thống pháp luật khá phát triển, sở hữu trí tuệ định nghĩa rõ, và hệ thống tri thức tương đối tiến bộ hơn nhiều vùng đất khác trên thế giới. Song, cái bản chất truyền thống bám chắc trong nền kinh tế cũng mang ý nghĩa rằng các cá nhân trong xã hội xác lập nghề nghiệp và công việc của mình do các nhân tố của lịch sử vượt ra ngoài khả năng tự kiểm soát của bản thân, và quan trọng hơn cả là, họ không tìm thấy được thay đổi nào về chỗ đứng xã hội-kinh tế của bản thân mình suốt cả hành trình cuộc đời mình.[10] [10] Heilbroner (1962) chia các hệ thống kinh tế thành truyền thống, kế hoạch hóa, và thị trường, chính là cách phân biệt sử dụng ở đây khi bàn luận về các nền kinh tế xây dựng trên các truyền thống. Khi mà thân phận chẳng có gì thay đổi mấy suốt cuộc đời, một cá nhân đánh mất khả năng thể quan sát thấy một cơ hội khởi nghiệp ngày hôm nay xuất hiện, mà ngày hôm qua chưa có. Thậm chí cả một cơ hội lớn cũng có xu hướng bị hòa trộn vào chính cái thân phận hiện tại, và bởi vì nó lại có cảm giác gần gũi (truyền thống) cơ hội đó lại hầu như không được chú ý nữa. Đây là một lý do vì sao các nền kinh tế chỉ xoay quanh các yếu tố truyền thống có xu hướng không tiếp tục vận động, sáng tạo, ngay cả khi nền kinh tế đó chứa đựng những phẩm chất thừa hưởng đáng kể quan trọng cho quá trình sản xuất, ngay cả khi đó là nền kinh tế tương đối tiến bộ về công nghệ, và ngay cả khi lực lượng lao động dồi dào có thể trở thành nguồn vốn con người trọng yếu. Quan sát vừa rồi không chỉ đúng với nền kinh tế kiểu truyền thống, mà ngay cả những nền kinh tế thị trường cũng vậy, nếu nền kinh tế thị trường đó đang trong trạng thái không vận động. Hãy xét tư tưởng tân cổ điển về điểm cân bằng tổng quát trong đó tất cả các công ty định giá thành ở mức trung bình thấp nhất và không có lợi nhuận kinh tế. Ngay từ định nghĩa, các nhà khởi nghiệp đã không tìm thấy cơ hội lợi nhuận cho riêng mình; do là các cơ hội đó đều đã có ai đó khai thác mất rồi. Xuất phát từ điểm cân bằng này, ta thấy rằng nếu như lại xuất hiện một sự thay đổi sáng tạo, khiến cho điểm cân bằng mất ổn định, sự mất ổn định đó góp phần tạo ra các cơ hội lợi nhuận trong các khu vực khác của một nền kinh tế. Nếu một hàng hóa mới được tung ra thị trường, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển hành vi tiêu dùng của mình hướng tới sản phẩm đó, tạo ra lợi nhuận cho một số hãng và lỗ của một số hãng khác. Những công ty mà bán loại hàng hóa ăn theo hàng hóa mới đó cũng phát hiện ra một loại thị trường mà trước đó chưa từng tồn tại. Các quá trình sản xuất mới mẻ cũng được sáng tạo nên chỉ vì loại hàng hóa mới đó, và các cơ hội sáng tạo đổi mới cứ thế diễn ra tiếp ...

Tài liệu được xem nhiều: