Không chỉ kiểm soát đường máu đơn thuần.
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không chỉ kiểm soát đường máu đơn thuần.Không chỉ kiểm soát đường máu đơn thuầnĐái tháo đường (ĐTĐ) là căn bệnh ngày càng phổ biến và các biến chứng củaĐTĐ, nhất là các biến chứng tim mạch, là những nguyên nhân gây tử vong hàngđầu ở người cao tuổi. Chẩn đoán và điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi có nhiều khókhăn so với những người trẻ tuổi vì vậy cả bệnh nhân và gia đình phải có hiểu biếtrõ ràng về căn bệnh này.Người cao tuổi là yếu tố nguy cơ đặc biệtCó rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng như rối loạn dung nạpglucose như tuổi, giới, chủng tộc, quốc gia, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống vàbéo phì… trong đó tuổi là một yếu tố rất quan trọng.Tại Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn năm 2003 cho kếtquả tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm người dưới 35 tuổi là 0,9% còn ở nhóm 45 - 54 tuổi là6,5% và ở nhóm 55 - 64 tuổi cao tới 10,3%. Đồng thời nghiên cứu này cũng đãchứng minh tuổi cao là một yếu tố nguy cơ đặc biệt, có liên quan chặt chẽ với bệnhĐTĐ. Xét nghiệm đường huyếtcho người cao tuổi. Ảnh: TLCác nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc ĐTĐ ở những người cao tuổi là những thayđổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theotuổi, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đườngmáu, do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.Những điểm khác khi điều trị cho người cao tuổiNgoài những nguyên tắc điều trị ĐTĐ nói chung, khi điều trị bệnh ĐTĐ ở ngườicao tuổi cần lưu ý thêm những điểm sau:- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đềuđặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng đầu tiên và liên tục.- Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng củađường máu cao (như mệt, khát nước nhiều, đái nhiều…), phòng ngừa nguy cơ bịnhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao.- Mức đường máu cần đạt được ở những người cao tuổi có thể cao hơn nhữngngười trẻ tuổi, cụ thể là đường máu trước bữa ăn sáng là 6 - 8mmol/l, và đườngmáu sau ăn 2 giờ là 7 - 11mmol/l.- Hậu quả của biến chứng hạ đường máu ở các bệnh nhân cao tuổi là cực kỳnghiêm trọng và thường để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề.- Khi mới bắt đầu điều trị bằng thuốc, các bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi phải kiểm trađường máu thường xuyên cả trước, sau bữa ăn và có thể cả trước lúc đi ngủ… ngaycả khi bệnh nhân không hề có biểu hiện bị hạ đường máu.Nhìn chung các bệnh nhân cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trịhạ đường máu tuy nhiên bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và làm các xét nghiệmđánh giá đầy đủ chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị.Phải tuyệt đối tuân thủ những chống chỉ của các nhóm thuốc điều trị bệnh ĐTĐ.Không nên điều trị cho các bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi bằng các thuốc nhómsulfonylurea hay gây hạ đường máu như chlopropamide hay glibenclamide.Trong nhiều trường hợp, việc kiểm soát đường máu ở người cao tuổi có thể rất khókhăn, phức tạp do người bệnh thường phải điều trị đồng thời một số thuốc khácnhư lợi tiểu thiazide như Hypothiazide (do có tăng huyết áp hoặc suy tim), nội tiếttố tuyến giáp như Levothyroxin (do có suy giáp), corticosteroid như prednisolone(do bị bệnh viêm khớp, bệnh phổi mạn tính)… là những thuốc có khả năng làmtăng đường máu.- Khi điều trị bằng insulin thì có nhiều trường hợp chỉ cần tiêm 1 mũi/ngày là đủ,thay vì phải tiêm 2 - 4 mũi/ngày như các bệnh nhân trẻ tuổi.- Và cuối cùng, phải luôn cố gắng kiểm soát thật tốt các bệnh, các yếu tố nguy cơkhác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá… Luôn nhớ rằng chúng taphải điều trị bệnh ĐTĐ chứ không phải là điều trị kiểm soát đường máu đơn thuần. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiểm soát đường máu cách chăm sóc sức khỏe sức khỏe đời sống sức khỏe người cao tuổi y học cơ sởGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tỷ lệ thiếu cơ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2
6 trang 265 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
7 trang 191 0 0
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 138 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
4 trang 97 0 0
-
Tài liệu 5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
7 trang 96 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
5 điều cần phải biết về căn bệnh ung thư da
5 trang 74 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
Chất lượng sống của người cao tuổi ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh
13 trang 62 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
8 trang 52 0 0
-
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 1
85 trang 51 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
7 trang 49 0 0
-
Nghiên cứu tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp
7 trang 49 0 0 -
Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2018
8 trang 45 0 0