Thông tin tài liệu:
Đó là hững dấu ấn để lại trên mặt, trên cơ thể tuy không nguy hiểm nhưng nó mãi mãi mang lại "niềm đau chôn giấu".
Sẹo lồi đặt ra một thách thức lớn cho bác sĩ điều trị vì tỷ lệ tái phát cao và thường không đáp ứng với điều trị. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể xoá tan nỗi mặc cảm, tự ti về sẹo bằng những công nghệ kỹ thuật cao. Nguyên nhân hình thành sẹo lồi Sẹo lồi hình thành bởi sự phát triển quá mức của chất collagen ở lớp trung bì của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không còn ám ảnh sẹo lồi
Không còn ám ảnh sẹo lồi
Đó là hững dấu ấn để lại trên mặt, trên cơ thể tuy không nguy hiểm
nhưng nó mãi mãi mang lại niềm đau chôn giấu.
Sẹo lồi đặt ra một thách thức lớn cho bác sĩ điều trị vì tỷ lệ tái phát
cao và thường không đáp ứng với điều trị. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn
có thể xoá tan nỗi mặc cảm, tự ti về sẹo bằng những công nghệ kỹ
thuật cao.
Nguyên nhân hình thành sẹo lồi
Sẹo lồi hình thành bởi sự phát triển quá mức của chất collagen ở lớp
trung bì của da trong quá trình hồi phục vết thương, thường không tự
giảm, mà có khuynh hướng ngày càng phát triển nếu bạn không tích
cực phòng trị. Sẹo lồi thường xuất hiện ở hai bên hàm, cổ, ngực,
bụng, các khuỷ xương… và thường xuất hiện sau tai nạn gây rách
da, phẫu thuật, đặt túi ngực.
Có một điểm đặc biệt là đối với những người có cơ địa lồi, bất kể vết
rách nào, kể cả vết kim trích cũng có thể tạo ra sẹo lồi. Chính vì sự
xấu xí và mất thẩm mỹ, bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu và kém tự tin
vô cùng nếu chẳng may bị sẹo viếng thăm. Đấy cũng là lí do nhiều
người coi sẹo là “kẻ thù không đội trời chung”.
Xóa sẹo lồi, thách thức của các bác sĩ
Hiện nay có nhiều phương pháp giúp cải thiện sẹo lồi nhưng tất cả
các phương pháp này đều có những điểm chung đó là nhiều tác dụng
phụ, mức độ thành công không đáng kể và sẹo có thể tái phát bất cứ
khi nào.
1. Phẫu thuật
Một trong những quy trình dễ nhất và thường được áp dụng nhất để
khử bỏ sẹo lồi là cắt bỏ rồi tiêm corticosteroid. Vùng hậu phẫu này
được tiêm corticosteroid khoảng 1 tuần/lần sau khi cắt chỉ để tránh
sẹo lồi tái phát. Phương pháp này cũng không tránh khỏi những tác
dụng phụ của việc tiêm steroid.
2. Tiêm steroid
Một trong những tiêu chuẩn lâu dài cho điều trị sẹo lồi và cách điều
trị thường dùng nhất, là tiêm corticosteroid. Tuy nhiên, vùng tiêm
thuốc có thể bị mất sắc tố trong khoảng 6-12 tháng và gây đau đớn
cho bệnh nhân Ngoài ra, tiêm steroid vào mô dưới da có thể làm teo
lớp mỡ bên dưới, khiến cho vùng sẹo bị nhăn nheo và co kéo.
3. Chấm nitơ lỏng
Thủ thuật làm đông lạnh sẹo lồi bằng nitơ lỏng làm hư hoại tế bào và
các mao mạch, các mô bị hoại tử nên phồng rộp và bong đi. Nếu thời
gian làm tan mảng sẹo lồi đã được đông lạnh quá 25 giây sẽ dẫn đến
hiện tượng giảm sắc tố thứ phát do tế bào melanin bị hủy hoại. Vùng
bị sẹo sẽ có màu sắc bất thường trong suốt nhiều năm sau đó.
4. Low Level Laser – công nghệ trị sẹo tiên tiến nhất
- An toàn và không gây đau đớn
Ra đời ở Đức nhưng Low Level Laser nhanh chóng được ưa chuộng
và sử dung rộng rãi tại nhiều salon danh tiếng ở châu Âu và Mỹ bởi
tính hiệu quả cao và an toàn cho mọi khách hàng. Nguyên lý trị sẹo
của Low Level Laser tác động trực tiếp vào quá trình hình thành
collagen trong da, giúp điều chỉnh bề mặt sẹo mà không hề gây tổn
thương cho da. Đồng thời, Low Level Laser còn giúp cải thiện màu
sắc của sẹo, nhờ vậy kích thước của sẹo bị thu hẹp, sẹo ít đau hơn,
mềm hơn, màu sắc vùng da sẹo được khôi phục trở lại trạng thái
bình thường.
- Hiệu quả cao
Điều trị sẹo với Low Level Laser, bạn sẽ thực sự bất ngờ bởi chỉ cần
sau 6-12 lần chiếu laser, vết sẹo của bạn được cải thiện 60-70% so
với lúc ban đầu. Hiệu quả điều trị sẹo phụ thuộc nhiều vào tình trạng
sẹo và thời gian bị sẹo. Sẹo càng mới thì thời gian cải thiện được rút
ngắn rất nhiều so với điều trị sẹo cũ.
Kết hợp với bộ sản phẩm trị sẹo tại nhà
Hiệu quả điều trị sẹo của bạn sẽ tăng lên nhiều lần bằng việc kết hợp
sử dụng Low Level Laser tại salon với bộ sản phẩm trị sẹo tại nhà.
Miếng dán sẹo Sillicon Sheet giúp cải thiện bề mặt sẹo trên mọi loại
da và màu da, kem Scar Crème giúp tăng cường khả năng tự làm
lành của da, nuôi dưỡng và tăng cường đàn hồi cho da, phục hồi màu
sắc da ở vùng sẹo, các loại tinh dầu có tác dụng làm liền vết thương,
...