Danh mục

Không gian đa chiều

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.53 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi sinh ra ở giai đoạn nhọc nhằn, thời mà mỗi khi nhớ lại, tưởng như bịa đặt, không thể tin. Thời của bao cấp. Thời, như một nhà văn đã viết, mọi thứ đều định giá bằng tem phiếu. Khẩu phần tinh thần, khẩu phần vật chất đều tiêu chuẩn hoá và phân phối... Con người giai đoạn đó được hiển thị bằng rổ rá, nón mê, gạch vỡ, thậm chí cả dép nhựa vẹt gót, đứt quai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không gian đa chiều Không gian đa chiều TRUYỆN NGẮN CỦA ĐÌNH KÍNHTôi sinh ra ở giai đoạn nhọc nhằn, thời mà mỗi khi nhớ lại, tưởng như bịa đặt, không thểtin. Thời của bao cấp. Thời, như một nhà văn đã viết, mọi thứ đều định giá bằng temphiếu. Khẩu phần tinh thần, khẩu phần vật chất đều tiêu chuẩn hoá và phân phối... Conngười giai đoạn đó được hiển thị bằng rổ rá, nón mê, gạch vỡ, thậm chí cả dép nhựa vẹtgót, đứt quai... Xếp hàng lặp đi lặp lại ở bất cứ đâu, dần dà trở thành thói quen cắm sâutrong tiềm thức, trở thành một văn hoá. Hễ thấy chỗ nào đông người là vội vội huýchcánh lách người chen vào. Không cần biết cái gian nhà bán hàng thường che chắn rất bíhiểm bằng cót, chỉ hở một lỗ nhỏ nhỉnh hơn bàn tay bán gì, cứ là nhanh chóng xí một chỗđã. Nhiều lúc đến lượt, thò được cổ vào cái nơi chỉ nhỉnh hơn bàn tay ấy mới té ngửa,người ta bán cám thối cho lợn. Chưa kịp quay ra đã có kẻ rướn lên cầu cạnh: cho tôi xinnốt nhé. Vậy là rồng rắn người chuyển động, lao nhao, la hét, lườm ngúyt... Bởi vậy thờiấy đã đẻ ra một nghề mà ai sinh sau này rất khó hình dung. Những người hành nghề nàythường dậy rất sớm, họ la cà tới các cửa hàng, đánh hơi, rồi lấy gạch vỡ, thậm chí mộthòn sỏi, một mảnh giẻ rách nhặt được đâu đó, xếp hàng lấy nốt, để sau đấy bán lại chonhững ai không nhiều thời gian. Đã chẳng ít cãi lộn ẩu đả. Gạch vỡ, sỏi đá và nón mêđảm nhiệm vai trò đại diện cho con người nhưng khốn nỗi lại không biết nói, và cũng haohao như nhau, nên nhầm lẫn là dễ hiểu... Con ngươi trở nên cam chịu, bé nhỏ, bần tiện. Nhưng nhờ văn hoá xếp hàng mà tôi có mặt trên cõi này. Chuyện đó, mãi gần đây, hơn35 năm sau, trước giờ lâm chung, người mẹ tội nghiệp và khốn khổ của tôi hiểu rằngkhông còn gì để sợ hãi, sẽ chẳng còn thời cơ, và cũng là nhằm giải toả, tựa một lời xưngtội trước khi về thế giới bên kia, đã vẫy tôi lại, khó khăn, đứt nối thều thả kể ra mọi sự...Tôi lặng đờ, choáng váng. Đáng khóc và cũng thật đáng cười. Trời ơi, cuộc đời sao nhiễusự, lắm đa đoan, nhiêu khê và rối rắm như thể trò đùa đến vậy! Té ra cô gái có tên Thìnkhá điệu đàng này lại là con một ông lớn, cái kẻ không ít người xum xoe cầu cạnh, conngười tuần tuần vẫn chiềng mặt lên ti vi nở nụ cười xã giao, dạy lẽ phải, và vẫn mang bộmặt nghiêm nghị, lúc nào cũng tỏ ra quan trọng thường ngồi trên đoàn chủ tịch trongnhững cuộc họp lãnh đạo thành phố. Một người đạo mạo và khả kính... Không rõ sao nghe hết chuyện, vô thức, tôi liếc nhanh về phía bố tôi, lúc ấy đang mệtmỏi, buồn rũ ngồi một góc vì quá lo lắng cho bệnh tình người vợ, rồi quay qua mẹ, hỏinhỏ, giọng tỉnh queo: Cái người mẹ bảo là bố đẻ của con, biết chuyện này không?. Mẹtôi im lặng. Từ đuôi mắt khô khốc trũng sâu trên khuôn mặt bợt bạt và không còn sinhkhí của bà, hai giọt nước rịn ra. Bà run run quờ tay tìm khuôn mặt tôi, một lát, nhè nhẹlắc đầu. Mấy tiếng sau, mẹ tôi tắt thở... Tôi lặng đau, bải hoải buồn tủi cùng bố tôi tổ chức đưa mẹ ra nghĩa trang trong sự nuốitiếc, thương xót và đắng chát. Người đàn ông mấy chục năm sau mẹ bảo là cha đẻ tôi hồi đó trên ba mươi. Ông tokhoẻ. Mới một con, nhưng bà vợ hậu sản, đau yếu luôn luôn không có khả năng làm phậncái để ông cưỡi hằng đêm, khiến ông lúc nào cũng bí bức, háo đói phát cuồng phát rồ. Hễthấy nơi đâu đông đàn bà con gái là mắt sáng lên, rồi tìm cách sà tới, lách vào, xô chenxếp hàng. Ông ít có nhu cầu mua đồ, cũng không có ý định tăng thu nhập bằng cách bánlại nốt. Người đàn ông có mục đích khác. Ông giải toả sự thèm muốn quá ngưỡng củamình bằng cách lợi dụng sự úp thìa dán dính vào nhau khi xếp hàng để cọ cái vật thểcương cứng nóng rực nơi ngã ba giữa bụng dưới và hai chân của mình vào những cáimông thây nẩy của đám đàn bà con gái... Có người mải xô đẩy không để ý. Nhưng cũngkhối kẻ biết, thoáng chút bối rối, đỏ mặt, nhưng làm bộ vô tình, không phản đối, thậm chícòn thích thú biểu hiện cử chỉ đồng loã... Suy cho cùng có mất gì mòn gì, mà vẫn giữđược thể diện. Nào ai hay, chỉ cái vật ấy của người đàn ông và cái mông của họ cảm nhậnđược mà thôi... Sự thông đồng ngỡ vớ vẩn bệnh hoạn đó của dương vật đàn ông và môngđàn bà cũng là món hay hay, một thứ thuốc phiện khiến không ít nạ dòng, kể cả gái tơnghiện. Thiếu, lại thèm thèm, bứt rứt bồn chồn. Chưa đứng yên chỗ, đôi mắt trên gươngmặt cố tỏ ra dửng dưng, cao đạo, bất cần đã liếc ngang, hau háu ngóng người đàn ông ấytới để được cọ xát mà khoái trá hưởng cảm giác lạ... Mẹ tôi là một trong những mụ đànbà như thế. Ban đầu biết cái vật thể ấy như chiếc dùi đang cố tình chọc vào phần nhậycảm, bà giật mình, hai má nóng ran, rồi hốt hoảng, lo sợ và bất bình quay ngoắt ra phíasau. Nhưng khi bắt gặp đôi mắt tình tứ cụp xuống như thể có lỗi, lại như thể cầu xin vannài và khao khát, không rõ sao bà dịu xuống. Ý định quát tháo, mắng mỏ biến mất. Bàbiểu hiện thái độ phản ứng tế nhị hơn: cố nhích cơ thể lên phía trước. Song người đànô ...

Tài liệu được xem nhiều: