Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka_2
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 189.58 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Franz Kafka chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học hiện đại phương Tây. Cùng với Marcel Proust, James Joyce, William Faulkner..., Franz Kafka được xem là một trong những nhà cách tân lớn nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka_2Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka Franz Kafka chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học hiện đại phương Tây. Cùngvới Marcel Proust, James Joyce, William Faulkner..., Franz Kafka được xem là mộttrong những nhà cách tân lớn nhất. Cách tân nghệ thuật độc đáo nhất của Franz Kafka chính là nghệ thuật biểu hiệncái phi lý trong việc tạo dựng không gian. Nhân vật của F. Kafka tồn tại trong một thếgiới vô nghĩa với những mê cung cuộc đời, những thiết chế quyền lực vô hình, một thếgiới ngột ngạt, tù túng. Các nhân vật thích nghi với thế giới này, thậm chí không chịunổi khi tách ra khỏi nó. F. Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm nhậnđược là hình ảnh của những cơn ác mộng với những nỗi lo âu trần thế. Lại nữa, tính chấtphi lý còn thể hiện ở chỗ, thế giới hiện thực chỉ được nhắc qua, còn thế giới ảo lại đượcmô tả đến từng chi tiết, khiến cái ảo hiện lên như là cái thực. Qua khảo sát hai bộ tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài và một số truyện ngắn của tácgiả, chúng tôi nhận thấy F.Kafka đã tạo ranhững hình tượng không gian mới mẻ, hiếmthấy trong lịch sử văn học trước đó: Không gian mê cung, không gian ngột ngạt tùtúng, không gian ác mộng, không gian thực và ảo. 1. Không gian mê cung Đặc điểm chung của loại không gian này là sự xuất hiện các yếu tố ngẫu nhiên,biến hóa dị thường, gây tâm lý bất an và làm mất phương hướng nhân vật chính; đẩynhân vật chính vào kết thúc bi kịch và cái chết như là định mệnh đã an bài. Tiểu thuyết Vụ án(1) là một mê cung của các thiết chế quyền lực tòa án pháp luậtphi lý. Jozef K – nhân vật chính của tiểu thuyết – bị bắt không rõ nguyên do. Cũng nhưhai tên cảnh sát, viên đội và thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử Jozef K nhưng cũngkhông biết bị cáo mắc tội gì. Jozef K phải đối mặt với bộ máy cai trị khổng lồ bí hiểmtồn tại khắp nơi, hữu hình hoặc vô hình. Anh như bị thôi miên bởi cái thế giới đó, cái tổchức bí mật đó, những người canh giữ luật pháp đó, họ hỏi cung và thẩm vấn không cầnbiết tại sao. Bị lạc vào mê cung pháp luật, Jozef K không còn tự minh oan cho mìnhđược, phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác như Tiến sĩ Hun, nhà kỹ nghệ gia, Họa sĩTitoreli... Song, anh phát hiện thấy bọn chúng cũng là tay chân, dây mơ rễ má của trật tựtối cao ấy, là những tên ngớ ngẩn, dốt nát, bịp bợm và bất minh. Các lối thoát dần đónglại. Và Jozef K đã bị xử tử mà không biết tội trạng, không được khiếu nại. Tiểu thuyết Lâu đài “là hình ảnh huyền thoại về một tổ chức quyền lực quan liêuvới những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con người”(2). Thế giới của Lâu đài là thế giới của mê cung, mang sức mạnh siêu nhiên. Conđường dẫn K vào Lâu đài là một tiểu mê cung. Ngay từ đầu, K đã muốn đi vào nhưngcon đường rất dài và nó không dẫn chàng đến Lâu đài. Khi đến gần, dường như cố ý, nólại vòng sang lối khác. Nhìn từ xa, K có thể thấy Lâu đài, song chàng không thể và vĩnhviễn không bao giờ đến được Cùng với con đường, hình ảnh Lâu đài thấp thoáng hiện lên trái với logic thôngthường. Lâu đài không có vẻ cổ kính, tráng lệ mà chỉ là những quần thể nhà hợp thành,không ai biết đó là Lâu đài. Có một tháp chuông nhưng không thể nhận ra đó là thápchuông ở nhà thờ hay của nhà ở. Con quạ xuất hiện báo hiệu sự chết chóc. Đó là quansát từ xa. Còn nhìn gần, “Lâu đài này trong thực tế chỉ là một thị trấn thảm hại”(3). Tiếngchuông nghe ma quái “Đổ từng hồi trầm ấm vang lên một cách vui vẻ, tiếng chuông nhưđe dọa vì nó cũng vang lên đau đớn”(4). Sau đó là những tiếng chuông yếu ớt vang lên“lay lắt”. Bộ máy hành chính của Lâu đài cũng là một thứ mê cung. Lâu đài thông qua nhữngmắt xích vô tận các viên chức, thư ký, liên lạc đều nhằm đích là chống lại K. Ngẫu nhiên,Lâu đài viết thư nhận K làm đạc điền, rồi có thư khen thưởng K về công việc tuy thật ra Kchưa hề biết công việc đạc điền. Qua những cuộc tiếp xúc của K với nhân viên Lâu đài, tathấy K bị lừa. Viên trưởng thôn đã nói trắng ra: “Những cuộc tiếp xúc ấy chỉ là giả tạo,nhưng vì thiếu hiểu biết ông lại tưởng thật”(5). K chỉ còn biết tìm đến chánh thanh traKlamm để tìm hiểu thực hư. Song, Klamm là một chánh thanh tra quan liêu, không thèmnói chuyện với bất cứ ai trong làng, chưa một ai thật sự biết mặt y, bởi Klamm luôn thayđổi hình dạng, bí hiểm. Vì vậy, K cố biết sự thật về Lâu đài, nhưng càng theo đuổi mụcđích này, anh lại càng xa nó hơn. Lâu đài là một mê cung của thế giới hành chính quyềnlực vô hình. Nó cũng giống như mê cung luật pháp trong Vụ án: không thể tiếp cận,không thể tìm gặp, nó tồn tại trong cụ thể; khắp mọi nơi đều có nó mà vẫn như không cónó. Với ba tiểu mê cung F. Kafka đã tạo dựng thành một đại mê cung của Lâu đài. F.Kafka cho thấy rõ nguyên nhân bị lưu đày của con người trong thế giới hiện đại, trongmê cung của những thiết chế mờ ám và phi lý được bày đặt ra như những cái bẫy, conngười bị tước mất khả năng tìm hiểu và thiết lập quan hệ đối với thế giới một cách bìnhthường, con người không phải chủ nhân mà là nạn nhân của thế giới. Trong truyện ngắn Trước cửa pháp luật(6), F. Kafka đưa ra kiểu kết cấu mê cungkhác, đó là kết cấu trùng điệp của nhiều vòng bảo vệ cửa pháp luật. Càng vào trong, cácvòng cửa pháp luật càng có sức mạnh bí hiểm. Bác nông dân đến xin vào cổng phápluật, khi nghe người bảo vệ vòng đầu kể về mê cung pháp luật ấy, bác không dám bướcqua cửa, đứng chôn chân đợi rồi gục chết ở đó: “Nếu bác muốn thì cứ thử vượt quyền tôimà vào thử xem. Nhưng bác nên nhớ rằng: tôi có sức mạnh đấy nhé. Đã thế, tôi mới chỉlà bảo vệ ở vòng ngoài, trong kia trước mỗi vòng cửa còn có các nhân viên bảo vệ khácnữa, người bảo vệ vòng trong lại khỏe hơn người vòng ngoài. Ngay cả tôi mà còn khôngdám nhìn mặt người bảo vệ ở vòng ba cơ đấy”. Nếu như Lâu đài, Vụ án, Trước cửa pháp luật không gian mê cung là không giancủa các thiết chế quyền lực bí hiểm về bộ máy hành ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka_2Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka Franz Kafka chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học hiện đại phương Tây. Cùngvới Marcel Proust, James Joyce, William Faulkner..., Franz Kafka được xem là mộttrong những nhà cách tân lớn nhất. Cách tân nghệ thuật độc đáo nhất của Franz Kafka chính là nghệ thuật biểu hiệncái phi lý trong việc tạo dựng không gian. Nhân vật của F. Kafka tồn tại trong một thếgiới vô nghĩa với những mê cung cuộc đời, những thiết chế quyền lực vô hình, một thếgiới ngột ngạt, tù túng. Các nhân vật thích nghi với thế giới này, thậm chí không chịunổi khi tách ra khỏi nó. F. Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm nhậnđược là hình ảnh của những cơn ác mộng với những nỗi lo âu trần thế. Lại nữa, tính chấtphi lý còn thể hiện ở chỗ, thế giới hiện thực chỉ được nhắc qua, còn thế giới ảo lại đượcmô tả đến từng chi tiết, khiến cái ảo hiện lên như là cái thực. Qua khảo sát hai bộ tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài và một số truyện ngắn của tácgiả, chúng tôi nhận thấy F.Kafka đã tạo ranhững hình tượng không gian mới mẻ, hiếmthấy trong lịch sử văn học trước đó: Không gian mê cung, không gian ngột ngạt tùtúng, không gian ác mộng, không gian thực và ảo. 1. Không gian mê cung Đặc điểm chung của loại không gian này là sự xuất hiện các yếu tố ngẫu nhiên,biến hóa dị thường, gây tâm lý bất an và làm mất phương hướng nhân vật chính; đẩynhân vật chính vào kết thúc bi kịch và cái chết như là định mệnh đã an bài. Tiểu thuyết Vụ án(1) là một mê cung của các thiết chế quyền lực tòa án pháp luậtphi lý. Jozef K – nhân vật chính của tiểu thuyết – bị bắt không rõ nguyên do. Cũng nhưhai tên cảnh sát, viên đội và thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử Jozef K nhưng cũngkhông biết bị cáo mắc tội gì. Jozef K phải đối mặt với bộ máy cai trị khổng lồ bí hiểmtồn tại khắp nơi, hữu hình hoặc vô hình. Anh như bị thôi miên bởi cái thế giới đó, cái tổchức bí mật đó, những người canh giữ luật pháp đó, họ hỏi cung và thẩm vấn không cầnbiết tại sao. Bị lạc vào mê cung pháp luật, Jozef K không còn tự minh oan cho mìnhđược, phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác như Tiến sĩ Hun, nhà kỹ nghệ gia, Họa sĩTitoreli... Song, anh phát hiện thấy bọn chúng cũng là tay chân, dây mơ rễ má của trật tựtối cao ấy, là những tên ngớ ngẩn, dốt nát, bịp bợm và bất minh. Các lối thoát dần đónglại. Và Jozef K đã bị xử tử mà không biết tội trạng, không được khiếu nại. Tiểu thuyết Lâu đài “là hình ảnh huyền thoại về một tổ chức quyền lực quan liêuvới những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con người”(2). Thế giới của Lâu đài là thế giới của mê cung, mang sức mạnh siêu nhiên. Conđường dẫn K vào Lâu đài là một tiểu mê cung. Ngay từ đầu, K đã muốn đi vào nhưngcon đường rất dài và nó không dẫn chàng đến Lâu đài. Khi đến gần, dường như cố ý, nólại vòng sang lối khác. Nhìn từ xa, K có thể thấy Lâu đài, song chàng không thể và vĩnhviễn không bao giờ đến được Cùng với con đường, hình ảnh Lâu đài thấp thoáng hiện lên trái với logic thôngthường. Lâu đài không có vẻ cổ kính, tráng lệ mà chỉ là những quần thể nhà hợp thành,không ai biết đó là Lâu đài. Có một tháp chuông nhưng không thể nhận ra đó là thápchuông ở nhà thờ hay của nhà ở. Con quạ xuất hiện báo hiệu sự chết chóc. Đó là quansát từ xa. Còn nhìn gần, “Lâu đài này trong thực tế chỉ là một thị trấn thảm hại”(3). Tiếngchuông nghe ma quái “Đổ từng hồi trầm ấm vang lên một cách vui vẻ, tiếng chuông nhưđe dọa vì nó cũng vang lên đau đớn”(4). Sau đó là những tiếng chuông yếu ớt vang lên“lay lắt”. Bộ máy hành chính của Lâu đài cũng là một thứ mê cung. Lâu đài thông qua nhữngmắt xích vô tận các viên chức, thư ký, liên lạc đều nhằm đích là chống lại K. Ngẫu nhiên,Lâu đài viết thư nhận K làm đạc điền, rồi có thư khen thưởng K về công việc tuy thật ra Kchưa hề biết công việc đạc điền. Qua những cuộc tiếp xúc của K với nhân viên Lâu đài, tathấy K bị lừa. Viên trưởng thôn đã nói trắng ra: “Những cuộc tiếp xúc ấy chỉ là giả tạo,nhưng vì thiếu hiểu biết ông lại tưởng thật”(5). K chỉ còn biết tìm đến chánh thanh traKlamm để tìm hiểu thực hư. Song, Klamm là một chánh thanh tra quan liêu, không thèmnói chuyện với bất cứ ai trong làng, chưa một ai thật sự biết mặt y, bởi Klamm luôn thayđổi hình dạng, bí hiểm. Vì vậy, K cố biết sự thật về Lâu đài, nhưng càng theo đuổi mụcđích này, anh lại càng xa nó hơn. Lâu đài là một mê cung của thế giới hành chính quyềnlực vô hình. Nó cũng giống như mê cung luật pháp trong Vụ án: không thể tiếp cận,không thể tìm gặp, nó tồn tại trong cụ thể; khắp mọi nơi đều có nó mà vẫn như không cónó. Với ba tiểu mê cung F. Kafka đã tạo dựng thành một đại mê cung của Lâu đài. F.Kafka cho thấy rõ nguyên nhân bị lưu đày của con người trong thế giới hiện đại, trongmê cung của những thiết chế mờ ám và phi lý được bày đặt ra như những cái bẫy, conngười bị tước mất khả năng tìm hiểu và thiết lập quan hệ đối với thế giới một cách bìnhthường, con người không phải chủ nhân mà là nạn nhân của thế giới. Trong truyện ngắn Trước cửa pháp luật(6), F. Kafka đưa ra kiểu kết cấu mê cungkhác, đó là kết cấu trùng điệp của nhiều vòng bảo vệ cửa pháp luật. Càng vào trong, cácvòng cửa pháp luật càng có sức mạnh bí hiểm. Bác nông dân đến xin vào cổng phápluật, khi nghe người bảo vệ vòng đầu kể về mê cung pháp luật ấy, bác không dám bướcqua cửa, đứng chôn chân đợi rồi gục chết ở đó: “Nếu bác muốn thì cứ thử vượt quyền tôimà vào thử xem. Nhưng bác nên nhớ rằng: tôi có sức mạnh đấy nhé. Đã thế, tôi mới chỉlà bảo vệ ở vòng ngoài, trong kia trước mỗi vòng cửa còn có các nhân viên bảo vệ khácnữa, người bảo vệ vòng trong lại khỏe hơn người vòng ngoài. Ngay cả tôi mà còn khôngdám nhìn mặt người bảo vệ ở vòng ba cơ đấy”. Nếu như Lâu đài, Vụ án, Trước cửa pháp luật không gian mê cung là không giancủa các thiết chế quyền lực bí hiểm về bộ máy hành ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3397 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 457 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 313 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0