Danh mục

Không gian trong thơ khuê phụ đời Đường

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 71.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cảm thức về thời gian trong thơ cổ Trung Hoa phải đến đời Đường mới trở nên thuần thục. Thời gian và không gian đã trở thành định ngữ đặc trưng làm nên phong vị Đường thi. Ở mảng thơ khuê phụ, thời gian trở thành phương tiện để những người phụ nữ cô đơn nơi khuê phòng bộc lộ nỗi thâm tình u oán của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không gian trong thơ khuê phụ đời Đường JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 60-65 THỜI GIAN TRONG THƠ KHUÊ PHỤ ĐỜI ĐƯỜNG Lương Huyền Thanh Trường Dự bị Đại học dân tộc Sầm Sơn, Thanh Hóa Tóm tắt. Cảm thức về thời gian trong thơ cổ Trung Hoa phải đến đời Đường mới trở nên thuần thục. Thời gian và không gian đã trở thành định ngữ đặc trưng làm nên phong vị Đường thi. Ở mảng thơ khuê phụ, thời gian trở thành phương tiện để những người phụ nữ cô đơn nơi khuê phòng bộc lộ nỗi thâm tình u oán của mình. Về thời gian có ba hình thức biểu đạt: Một là thời gian sinh mệnh đời người, cảm nhận về tuổi xuân, nhan sắc ngắn ngủi đang trôi đi vô nghĩa. Hai là thời gian vũ trụ tự nhiên chủ yếu hiện diện qua hình ảnh mùa xuân và mùa thu để bộc bạch khát vọng yêu đương và nỗi sầu li biệt. Ba là thời gian sinh hoạt đời thường gắn với những sự kiện, hoạt động thực tại. Từ khóa: Thơ Đường, khuê phụ, thời gian.1. Mở đầu Thời gian và không gian là “những phẩm chất định tính quan trọng của hình tượngnghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ chức nên kếtcấu của tác phẩm” [6;316]. Mỗi thời kì văn học, mỗi thể loại văn học đều có cách biểuhiện thời gian và không gian khác nhau bởi cách chiêm nghiệm thời gian và không giancủa con người ở mỗi thời đại cũng khác nhau. Cảm thức về thời gian trong thơ cổ Trung Hoa phải đến đời Đường mới trở nênthuần thục và đã trở thành một phương tiện nghệ thuật để truyền tải tứ thơ. “Con ngườiđời Đường, ở đây là thi nhân đời Đường đặc biệt quan tâm tới thời gian, đặc biệt đau đớnvì sự vận hành khắc nghiệt của thời gian. Thời gian được mở rộng, kéo dài và cũng có mộtđộ ngưng tụ đặc biệt” [1;128]. Có thể nói, thời gian và đã trở thành định ngữ đặc trưng,làm nên phong vị Đường thi. Mảng thơ khuê phụ cũng không nằm ngoài cảm thức chung về thời gian của Đườngthi nhưng ở đây, sự hiện diện của thời gian còn mang những nét riêng biệt. Không phảithời gian “thiên thu”, “vạn cổ”, “thiên phú địa tái” để con người chiêm nghiệm, tự thể hiệnmình hay thêm khát vọng tương thông, giao hòa với vũ trụ. Ở đây là thời gian trong cảmNgày nhận bài 11/3/2013. Ngày nhận đăng 20/08/2013.Liên lạc Lương Huyền Thanh, e-mail: thanhlh.dbdhss@moet.edu.vn60 Không gian trong thơ khuê phụ đời Đườngthức của nhân vật trữ tình đặc biệt: Người khuê phụ, trở thành một phương tiện để nhữngngười phụ nữ cô đơn nơi khuê phòng bộc lộ “thâm tình u oán” của mình.2. Nội dung nghiên cứu Theo giáo sư Trần Đình Sử, trong thơ Đường đã xuất hiện 5 hình thức thời gian chủyếu: Đầu tiên, có từ đời Hán là “Thời gian sinh mệnh cá thể” khi người ta thấy đời ngườingắn ngủi, tuổi xuân mau qua, được cảm nhận qua tóc bạc, hồng nhan, sương mai, hoarụng. . . So với dòng thời gian luân hồi vô thủy vô chung, đời người chỉ là một khoảnhkhắc quá ngắn ngủi. Thứ hai là “Thời gian vũ trụ, tự nhiên” như nước chảy, mây trôi, bốnmùa. . . Đó là thời gian bất biến, vĩnh cửu, thời gian hòa lẫn vào không gian vời vợi, vô hạn,vô kì. . . Thứ ba là “Thời gian lịch sử” cảm thấy trong sự hưng, vong, thịnh, suy. . . Thứtư là “Thời gian tiên cảnh” gắn với cảm xúc hoài cổ tính bằng vĩnh viễn, được cảm nhậntrong những vần thơ “du tiên”, thoát tục. Thứ năm là “Thời gian sinh hoạt đời thường”được tính bằng sáng, trưa, chiều, tối, ngũ canh. . . với các hoạt động: chia tay, gặp gỡ, làmlụng... “Có thể nói cảm xúc trong thơ Đường đều biểu hiện trong giới hạn của phạm trùthời gian đó” [3;8]. Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Thi pháp thơ Đường lại tóm gọn thờigian nghệ thuật vào hai hình thức thời gian: thời gian vũ trụ và thời gian đời thường. Đâylà hai kiểu thời gian tương ứng với hai kiểu con người trong thơ Đường: Con người vũ trụvà con người xã hội. Đi từ cái mênh mang của nỗi sầu vạn cổ kiểu như Trần Tử Ngang trong Đăng UChâu đài ca đến nỗi ám ảnh thời gian mang đầy cảm xúc nữ tính: nhỏ bé mà đời thường,gần gũi, cảm thức về thời gian của người khuê phụ được dồn tụ trong ba hình thức thờigian tiêu biểu dưới đây.2.1. Thời gian sinh mệnh đời người Có thể nói cảm nhận về thời gian sinh mệnh ngắn ngủi ngập tràn trong mảng thơkhuê phụ đời Đường. Điều này xuất phát từ cảnh ngộ đáng thương của người khuê phụ:Vợ chồng li biệt lâu dài. Người phụ nữ một mình nơi phòng vắng, chờ chồng đằng đẵng.Thời gian trôi qua cũng đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ, nhan sắc tàn phai, tuổi xuânngắn ngủi mà lại trôi đi trong vô nghĩa. Cảm nhận về thời gian cũng chính là cảm nhậnvề nỗi đau trong li biệt, tương tư. Vì thế, đôi khi cả một quãng thời gian đằng đẵng củađời người chỉ vụt qua giây lát trong tiếng thở dài tiếc hận: Khuê lý giai nhân niên thập dư(Người đẹp ở phòng the đã hơn mười năm) (Đảo y thiên – Lý Bạch). Thay lời người khuêphụ, Lý Bạch trong b ...

Tài liệu được xem nhiều: