Danh mục

Không phải nấm linh chi nào cũng chữa được bệnh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.30 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

.Không phải nấm linh chi nào cũng chữa được bệnh Hiện nay có nhiều độc giả viết thư hỏi: Ở vùng miền núi có một loại nấm giống nấm linh chi được người dân hái trên các loại cây gỗ trong rừng đem về dùng hoặc bán với lời quảng cáo là đây là nấm linh chi tự nhiên, có tác dụng như nấm linh chi được bán tại các cơ sở y học cổ truyền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Không phải nấm linh chi nào cũng chữa được bệnhKhông phải nấm linh chi nào cũng chữa được bệnhHiện nay có nhiều độc giả viết thư hỏi: Ở vùng miền núi có một loại nấm giốngnấm linh chi được người dân hái trên các loại cây gỗ trong rừng đem về dùng hoặcbán với lời quảng cáo là đây là nấm linh chi tự nhiên, có tác dụng như nấm linh chiđược bán tại các cơ sở y học cổ truyền. Xin tòa soạn cho biết đây có phải là nấmlinh chi không và có công dụng chữa bệnh như nấm linh chi thật không ? Báo Sứckhỏe&Đời sống xin đăng phần trả lời của Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệmKhoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để bạn đọc tham khảo.Trong vài chục năm gần đây, trên thị trường Đông dược nước ta, nấm linh chi vàcác chế phẩm của nó được lưu hành và tiêu thụ hết sức rộng rãi, nhưng chủ yếu làxích chi (Ganoderma lucidum) và tử chi (Ganoderma japonicum), hai loại đã dùnglàm thuốc từ lâu đời và được nghiên cứu hiện đại tương đối đầy đủ. Trên thực tế,kết quả thống kê cho thấy chủng loại linh chi là rất phong phú, ước tính toàn thếgiới có 104 loài linh chi. Riêng Trung Quốc có 84 loài, trong đó chỉ có 12 loàiđược dùng làm thuốc như xích linh chi, tử linh chi, hắc linh chi (G. atrum), bạc thụchi (G. capense), mật văn bạc chi (G.tenue), tùng sam linh chi (G. tsugae), thụthiệt… Loại nấm giống nấm linh chi mà người dân miền núi đang sử dụng.Nếu xích chi và tử chi đã được bàn đến rất sâu sắc trong các y thư cổ như Bản thảocương mục, Biệt lục, Bản thảo kinh tập chú, Dược tính luận, Tân tu bản thảo… vềphương diện dược tính và công năng chủ trị, đồng thời nghiên cứu hiện đại vềdược lý và lâm sàng cũng rất phong phú và toàn diện thì các loại nấm linh chi kháccho đến nay chưa có số liệu khảo sát về lâm sàng và độc tính.Theo quan sát trên hình ảnh, có thể tạm thời nhận định đây cũng là một loại nấmlinh chi nhưng không phải là loại đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Nhưtrên đã nói, nấm linh chi là một loại dược liệu qúy đã được dùng để trị bệnh và bảovệ sức khỏe từ lâu đời. Tuy nhiên không phải bất cứ loại linh chi nào cũng đượcdùng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm của cổ nhân và kết quả nghiên cứu của khoahọc hiện đại, trong hơn 100 loài linh chi chỉ có một số rất ít được dùng để chữabệnh, trong đó đặc biệt thông dụng là linh chi chuẩn hay còn gọi là xích chi và tửchi, hai loại đã được khảo sát khá kỹ về dược lý và lâm sàng.Vậy nên, câu trả lời trước mắt là với loại nấm này, trước khi sử dụng, rất cần phảiđược đưa đến các cơ sở nghiên cứu dược liệu và lâm sàng hiện đại để xác định rõtên khoa học, vì với nhiều loại nấm linh chi việc xác định tên khoa học là hết sứckhó khăn (riêng xích chi cũng đã có 45 thứ không dễ xác định) và nghiên cứu tínhhiệu quả và tính an toàn của nó. Hơn nữa, người tiêu dùng và người bệnh cũng cầnphải hết sức cảnh giác với việc gian thương nhân cơ hội “cơn sốt nấm linh chi” sảnxuất hàng giả và tự đặt giá để trục lợi kiếm lời. Không khéo, chuyện “tiền mất tậtmang”, chi phí bạc triệu để đổi lấy “nấm mục”, thậm chí độc hại sẽ trở thành hiệnthực rõ ràng.

Tài liệu được xem nhiều: