Danh mục

KHỔNG TỬ VÀ HỒ CHÍ MINH - NHỮNG TƯ TƯỞNG 'TƯƠNG ĐỒNG' VÀ 'KHÁC BIỆT' TRONG DÒNG CHẢY LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.38 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Khổng tử nổi lên như một trong những nhà tư tưởng lớn. Học thuyết của Khổng tử chủ yếu là học thuyết chính trị, đạo đức. Nét đặc sắc nổi bật của tư tưởng Khổng tử là ông đã “đạo đức hóa chính trị”, và qua đó, đã làm cho chính trị ít nhiều mang “bộ mặt văn hóa”. Từ Khổng tử trở đi, đường lối chính trị dựa trên sức mạnh của đạo đức - đường lối chính trị nhân nghĩa (vương đạo) dần dần nổi lên và sau đó trở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHỔNG TỬ VÀ HỒ CHÍ MINH - NHỮNG TƯ TƯỞNG “TƯƠNG ĐỒNG” VÀ “KHÁC BIỆT” TRONG DÒNG CHẢY LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC 1 KHỔNG TỬ VÀ HỒ CHÍ MINH - NHỮNG TƯ TƯỞNG “TƯƠNG ĐỒNG” VÀ “KHÁC BIỆT” TRONG DÒNG CHẢY LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC TS. Trần Ngọc Ánh* 1. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Khổng tử nổi lên như một trong những nhà tưtưởng lớn. Học thuyết của Khổng tử chủ yếu là học thuyết chính trị, đạo đức. Nét đặc sắc nổibật của tư tưởng Khổng tử là ông đã “đạo đức hóa chính trị”, và qua đó, đã làm cho chính tr ịít nhiều mang “bộ mặt văn hóa”. Từ Khổng tử trở đi, đường lối chính trị dựa trên sức mạnhcủa đạo đức - đường lối chính trị nhân nghĩa (vương đạo) dần dần nổi lên và sau đó trở thànhđường lối trị nước độc tôn trong suốt chiều dài lịch sử của chế độ phong kiến một số nước ÁĐông. Cũng từ trường học của Khổng tử, nhiều khái niệm đạo đức đã xuất hiện, trở thànhnhững giá trị đạo đức phổ quát, đi vào đời sống xã hội và được xã hội trân trọng, đề cao. Trong lịch sử thế giới hiện đại, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng và nhà tư tưởngquan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Trước Hồ Chí Minh, các nhà sáng lập ra chủ nghĩaMác- Lênin đã xây dựng lý luận khoa học về đạo đức, nhưng chưa có điều kiện bàn nhiều vềđạo đức của những người cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ ChíMinh đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đạo đức nhất là đạo đức cách mạng. Tư tưởng đạo đứccủa Người bao quát mọi đối tượng, đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trênmọi quan hệ xã hội với phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề mà Hồ Chí Minhquan tâm nhiều nhất chính là tư cách đạo đức của người cách mạng, là phẩm chất đạo đứccách mạng của người cán bộ, đảng viên. Tư tưởng đạo đức và đạo đức của Hồ Chí Minh cómột vị trí đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Giữa Khổng tử và Hồ Chí Minh là khoảng cách hơn hai nghìn năm lịch sử, vì vậy sựkhác biệt khá lớn giữa họ là tất yếu. Mặc dù vậy, giữa hai nhà tư tưởng đạo đức này, khôngphải không có những điểm tương đồng nhất định. Đương nhiên, đó chỉ là sự so sánh mangtính tương đối. * TS, GVC, Khoa Mác - Lênin, Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng 21. Một số “tương đồng” trong tư tưởng đạo đức Khổng tử và Hồ Chí Minh. Một trong những nguồn gốc của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là những tinh hoa tưtưởng đạo đức phương Đông, trong đó tư tưởng đạo đức Nho giáo do Khổng tử sáng lập làquan trọng nhất. Do vậy, những tương đồng trong tư tưởng đạo đức giữa Hồ Chí Minh vàKhổng tử là hoàn toàn có cơ sở. Tất nhiên, đó là sự tương đồng trong ý tưởng, đặt trong dòngchảy lịch sử tư tưởng đạo đức, chứ không phải là sự tương đồng trong nội dung của các phạmtrù, nguyên lý đạo đức cụ thể. Qua nghiên cứu bước đầu, theo chúng tôi, có thể thấy rõ mộtsố tương đồng trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng tử và Hồ Chí Minh như sau: Thứ nhất, cả Khổng tử và Hồ Chí Minh đều đề cao vai trò của đạo đức trong đời sốngxã hội ở thời đại của mình. Khổng tử quan niệm: “Đức mà thuần nhất, không việc gì làm làkhông tốt. Đức mà ô tạp, không việc gì làm mà không xấu... Trời gieo tai vạ, hay ban cho sựtốt lành bởi tại đức của mình ô tạp hay thuần nhất đấy thôi”(1). “Làm chính trị (trị dân) màdùng đức (để cảm hóa dân) thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng vềcả( tức thiên hạ theo về)”(2). Hồ Chí Minh thì khẳng định: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốtlà do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không”(3). Thứ hai, Khổng tử và Hồ Chí Minh đều đề cao vai trò của đạo đức của người cầmquyền, đều coi trọng việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Khổng tử yêu cầu người quân tử phải“lấy nghĩa làm gốc, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà nên việc”(4), “sửa mình để chotrăm họ yên trị”. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạngphải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhândân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, màtự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việcgì”(5). Thứ ba, Khổng tử và Hồ Chí Minh đều coi “đức là gốc” trong mối quan hệ giữa đức vàtài. Khổng tử từng nói: “Như có tài năng tốt đẹp của Chu Công, mà có tính kiêu ngạo, biển 3lận thì những tài đức gì khác cũng không xét nữa”(6). Hồ Chí Minh quan niệm: “Đức là gốc”vì trong đức đã có tài, có cái đức sẽ đi đến cái trí. Giống như cây phải có gốc, sông, suối phảicó nguồn, “người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thànhđược nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(7). Thứ tư, Khổng tử và Hồ Chí Minh đều chủ trương đạo đức hóa chính trị. Với Khổng tửđó là đường lối “đức trị”. Với Hồ Chí ...

Tài liệu được xem nhiều: