Nghiên cứu phân tích cụ thể lợi ích trực tiếp, gián tiếp ở biển Đông của Ấn Độ trên các khía cạnh chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội. Xuất phát từ những lợi ích ấy, Ấn Độ đã nhanh chóng tiến hành các hoạt động thực tiễn tại khu vực; bài viết điểm qua các hoạt động trên, đồng thời ghi nhận các phản ứng, dấu hiệu ngoại giao…của các quốc gia, từ đó tìm cách lý giải thích hợp lợi ích hay quan điểm của các quốc gia trong việc can dự của Ấn Độ và cuối cùng nêu lên triển vọng hợp tác Việt Nam Ấn Độ tại khu vực biển Đông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khu vực biển Đông trên bàn cân chiến lược của Ấn Độ KHU VỰC BIỂN ĐÔNG TRÊN BÀN CÂN CHIẾN LƯỢC CỦA ẤN ĐỘ Tác giả : Vũ Quang Minh Tóm lược Nghiên cứu này phân tích cụ thể lợi ích trực tiếp, gián tiếp ở biển Đông của Ấn Độ trên các khía cạnh chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội. Xuất phát từ những lợi ích ấy, Ấn Độ đã nhanh chóng tiến hành các hoạt động thực tiễn tại khu vực; bài viết điểm qua các hoạt động trên, đồng thời ghi nhận các phản ứng, dấu hiệu ngoại giao…của các quốc gia, từ đó tìm cách lý giải thích hợp lợi ích hay quan điểm của các quốc gia trong việc can dự của Ấn Độ và cuối cùng nêu lên triển vọng hợp tác Việt Nam Ấn Độ tại khu vực biển Đông. Giới thiệu Biển Đông là vùng biển nửa kín nằm trung tâm khu vực Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Biển Đông hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu khí và thủy hải sản, cùng vị trí chiến lược quan trọng với con đường giao thông thương mại huyết mạch từ Đông sang Tây, đồng thời tập chung nhiều eo biển, hải cảng quân sự xung yếu…Với vị trí và lợi ích đặc biệt như vậy khu vực biển Đông đã trở thành đối tượng tranh chấp của sáu quốc gia gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philipines, Malaysia, Bruney và vùng lãnh thổ Đài Loan từ hơn nửa thế kỷ qua. Đầu thế kỉ XXI đánh dấu những diễn biến mới, với sự gia tăng căng thẳng tranh chấp song hành cùng tăng cường vũ trang của tất cả các quốc gia liên quan, đặc biệt sự can dự của các cường quốc lớn Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga và đáng chú ý của Ấn Độ tới khu vực. Ấn Độ với tương lai trở thành một cực mới trong cục diện đa cực của thế giới đang tìm cách gây dựng ảnh hưởng toàn cầu, đã thúc đẩy sự tiếp cận trực tiếp và gián tiếp vào vấn đề biển Đông, trong đó thước đo lợi ích sẽ quyết định tới chính sách và mức độ tiếp cận vấn đề biển Đông của nước này. Bài nghiên cứu tiếp cận cụ thể lợi ích Ấn Độ có thể khai thác ở biển Đông, tìm hiểu thực trạng và ảnh hưởng của chính sách đối với khu vực biển Đông và đặt trong các mối tương quan song phương, đa phương. Nghiên cứu cũng đánh giá vị trí, vai trò nhân tố Việt Nam trong việc thực hiện sách lược của Ấn Độ và từ đó đưa ra gợi ý chính sách phù hợp. Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau: 1. Phân tích lợi ích trực tiếp, gián tiếp ở biển Đông với Ấn Độ trên các khía cạnh chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội. 2. Điểm qua chính sách thực thi và hành động cụ thể của Ấn Độ qua các giai đoan trong lịch sử và tương quan Ấn Độ-Biển Đông trong quan hệ với các nước. 3. Vai trò của nhân tố Việt Nam trong thực thi các chính sách biển Đông của Ấn Độ và các biện pháp thúc đẩy sự hiện diện của Ấn Độ ở biển Đông 1 Bài nghiên cứu hy vọng đưa ra được cái nhìn tổng quan về lợi ích và sách lược của Ấn Độ, đồng thời đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chính sách tích cực thúc đẩy hiện diện chiến lược của Ấn Độ ở biển Đông- phục vụ lợi ích cho Việt Nam cũng như toàn khu vực. I. Lợi ích chiến lược của biển Đông đối với Ấn Độ 1. Lợi ích trưc tiếp Ấn Độ là một quốc gia Nam Á với diện tích chiếm phần lớn bán đảo Ấn Độ, ước chừng 3,3 triệu km đứng thứ 7 thế giới, dân số khoảng 1,2 tỷ người với nền văn minh sông Ấn đã phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Nền văn minh Ấn Độ trong suốt thời kì lịch sử ấy không ngừng gây ảnh hưởng và mở rộng không gian phát triển ra các khu vực lân cận, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Quá trình ảnh hưởng này phần nào bị gián đoạn trong thế kỉ XVIII và IXX khi Ấn Độ bị cai quản bởi Đế chế Anh Quốc thời bấy giờ… Với cuộc cải cách kinh tế tận gốc năm 1990 của thế kỉ trước, Ấn Độ đang trong quá trình phục hồi sức mạnh vốn có của mình để tăng cường ảnh hưởng tới khu vực châu Á và tiến tới toàn thế giới trong một vài thập niên tới của thế kỉ XXI. Khu vực biển Đông nói riêng và Đông Nam Á nói chung có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng, đang trở thành mục tiêu tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trong đó có Ấn Độ. 2 a. Lợi ích văn hóa, tôn giáo Thật vậy, mối quan hệ giữa Ấn Độ và biển đông nói riêng và khu vực ASEAN nói chung đã hình thành từ thời xa xưa. Người Ấn Độ trước đây đã học được cách đóng tầu lớn và kỹ thuật đi biển của Ba Tư, biết lợi dụng sức gió để chạy thuyền buồm chở 600-700 người để thực hiện những chuyến hải trình dài ngày trên biển. Sự phát triển của ngành hàng hải thúc đẩy nhanh chóng mối liên kết văn hóa, xã hội và lợi ích thương mại với các vùng đất mới, trong đó có các vương quốc ven biển Đông và các quốc gia hải đảo Đông Nam Á bao gồm vương quốc Phù Nam, Champa, Srivijaya ở Sumatra và một số vương quốc ở phía Đông và Nam Trung Quốc1. Lịch sử Biển đông đã tạo thuận lợi cho liên kết mậu dịch giúp hình thành hệ thống thương mại phức tạp và phát triển giữa Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ. Lịch sử đã ghi chép lại sự kế tiếp các truyền thống thương mại giữa Trung Quốc, Ấn Độ, con đường thông thương giữa hai quốc gia là hải trình qua Phù Nam tới eo đất Kra, hàng hóa sau đó được bốc rỡ chuyển qua một dải đất hẹp rồi chuyển lại lên tàu Ấn Độ về các điểm phía tây2. Khoảng thế kỉ thứ VI, các nhà buôn bắt đầu đi thuyền tới Srivijaya (Bán đảo Malaixia ngày nay) nơi trung chuyển hàng hóa Ấn Độ, thế giới ARập và Trung Quốc, thời kỳ này do kỹ thuật còn hạn chế và gió ngược làm cho những con tàu không thể đi trực tiếp từ biển Ấn Độ đến Biển Đông. Tại vị trí dọc bờ biển Ta-min-Na-du người ta đã tìm ra tiền xu và đồ gốm Trung Quốc chứng minh hoạt động thương mại nhôn nhịp giữa Ấn Độ và Nam Trung Hoa nhờ con đường hàng hải huyết mạch đi qua biển Đông, hải trình sau này được mệnh danh là “Con đường tơ lụa trên biển” cùng với “Con đường gia vị” trở thành một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất trong thế giới trung cổ và cận đại. 1 Xem thêm liên hệ lịch sử giữa Ấn Độ và biển Đông xem thêm bài viết “Lợi ích của Ấn Độ ở biển Đông”, tác giả Vijay Shakhuuja, bản tiếng Việt có tại http://nghiencuubiendong.vn/download/doc_details/451-ts-vijay-sakhuja-liich-ca-n---bin-ong2 Lynda Norene Shaf ...