Danh mục

Khúc Lan Can Gãy

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.57 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 29,000 VND Tải xuống file đầy đủ (67 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những tiếng chuông liên tục vang lên nghe rộn ràng suốt cả khoảng sân vuông. Giống như những tiếng reo vui đang nổi dậy trong lòng. Khoảng không gian vây quanh chợt sống động lạ thường. Tôi cũng nhận thấy trong tôi sự sống động ấy. Cảm xúc nào đây? Hình như là thứ cảm xúc đã quên thật lâu rồi và giờ đây cố nhớ. Trí óc lôi trí óc đi vùn vụt... A! Đúng là thứ cảm xúc của ngày đầu tiên đi học lớp vỡ lòng. Vâng, chỉ có ngày đi học đầu đời, người ta...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khúc Lan Can GãyKhúc Lan Can Gãy Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh Khúc Lan Can Gãy Tác giả: Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh Thể loại: Tiểu Thuyết Website: http://motsach.info Date: 23-October-2012Trang 1/67 http://motsach.infoKhúc Lan Can Gãy Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh Chương 1 -Những tiếng chuông liên tục vang lên nghe rộn ràng suốt cả khoảng sân vuông. Giống nhưnhững tiếng reo vui đang nổi dậy trong lòng. Khoảng không gian vây quanh chợt sống động lạthường. Tôi cũng nhận thấy trong tôi sự sống động ấy. Cảm xúc nào đây? Hình như là thứ cảmxúc đã quên thật lâu rồi và giờ đây cố nhớ. Trí óc lôi trí óc đi vùn vụt...A! Đúng là thứ cảm xúc của ngày đầu tiên đi học lớp vỡ lòng. Vâng, chỉ có ngày đi học đầu đời,người ta mới có thứ rung động ấy. Một lần duy nhất và quý giá. Nhưng tôi, tại sao tôi đang trở lạitâm trạng của thuở xa xưa? Có phải chăng tôi đã mặc nhiên công nhận rằng mình đã bắt đầusống một đời sống khác, làm một con người khác, từ một ngày mà tôi đã ngã xuống?Đúng như thế, tôi đang bắt đầu lại. Bắt đầu lại sinh hoạt, bắt đầu lại cảm nghĩ. Có nghĩa là bắtđầu sống một đời.Tiếng chuông đã dứt mà đám học trò vẫn chưa vào lớp hết. Có người đi vào dãy lớp tầng dưới.Có người đi lên lầu. Tôi nghe sự nôn nao dâng lên cao mãi. Tôi muốn đi theo họ. Nhưng bannãy ông giám thị đã có dặn rồi:- Anh đứng đây một lát đi, rồi tôi sẽ dẫn lên. Lớp của anh ở trên lầu.Tôi đành đứng ở cửa văn phòng, nhìn hoạt cảnh đó và bỗng nghe như lòng hơi se lại. Em tôi đãra về rồi. Nếu có nó ở đây, chắc nó đã dìu tôi lên lầu. Nhưng tôi đã bảo em tôi về vì khôngmuốn nó lo lắng quá nhiều cho tôi.Trước mặt tôi, lượn lờ những tà áo trắng, và có cả những chiếc áo màu. Vài người dừng lại nhìntôi chăm chăm. Vài đôi mắt nhìn xuống chân tôi. Một trăm phần trăm là họ nhìn chân trái củatôi, và chiếc nạng. Sự khiếm khuyết này lúc nào cũng dự bị những ý nghĩ của thiên hạ. Tôi vẫnthường giữ vẻ thản nhiên trước tia nhìn của mọi người. Tôi không cho sự ngạc nhiên của họ làác, là xấu. Ai cũng phải như thế. Sự có mặt của tôi trong trường, sáng hôm nay, hẳn là một việcđáng bàn tán. Tôi là một người tàn tật. Tôi bị mất một chân. Tôi hiện diện với một chiếc nạng.Điều đó tôi cho là đã quen thuộc với mình. Một cách riêng, tôi là một người thương phế binh,trong hàng vạn người thương phế binh của đất nước. Tôi trở lại mái trường cũ của tôi, làm mộtngười mới đối với tất cả mọi người. Thế thôi.Rồi một lát sân trường cũng đã vắng. Ai cũng vào lớp cả rồi. Ông Giám thị bây giờ đi ra, nói vớitôi:- Lớp Mười một A phải không?Tôi “dạ” và hơi mỉm cười. Ông Giám thị vẫn không có gì thay đổi, chỉ có điều hơi đãng trí hơnxưa. Có lẽ công việc quá nhiều làm tâm trí ông bận rộn. Tôi biết thế nên đã không nhắc gì vềmình, đứa học trò cũ của lớp Đệ Nhị A trường này. Ông vẫn đinh ninh tôi là một người mới.Ông nhìn tôi, chắc lưỡi, rồi hơi cúi xuống để tôi choàng tay qua cổ ông. Tôi nói nhỏ:- Xin phép thầy...Trang 2/67 http://motsach.infoKhúc Lan Can Gãy Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh- Anh khỏi khách sáo.Và ông dìu tôi lên cầu thang.Chiếc cầu thang vẫn không có gì mới lạ. Vẫn những bậc xi-măng láng bóng vì giầy guốc của họctrò. Và tôi nhớ như in, bậc thứ năm có một chỗ mẻ lớn, mà đã có lần tôi trật chân té ngã. Bâygiờ vẫn thế. Chỗ mẻ hình như lớn hơn. Ở khúc quanh của cầu thang, tôi lại nhìn thấy mấy chữsơn trên tường “LỄ PHÉP, SIÊNG NĂNG, GIỮ KỶ LUẬT”. Tôi vui mừng như đang gặp lạinhững người bạn cũ. Êm đềm quá, thân ái quá, trường lớp và đời học sinh! Mười mấy bậc thanghầu như quá dài đối với tôi. Ngày trước tôi vẫn thường chạy từng hai bậc lên lầu, nhanh vô kể.Bây giờ lại phải nương vai ông giám thị mà bước. Tiếng nạng gõ trên nền xi-măng nghe khôkhan.Nhưng rồi cũng đến lớp học của tôi. Tôi muốn dừng lại để thở, để sắp xếp lại những ý nghĩ.Nhưng ông Giám thị vẫn dìu tôi đi. Ông và tôi đứng lại ở cửa lớp. Tiếng nạng gỗ chạm nề ...

Tài liệu được xem nhiều: