Danh mục

Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (UNDAF) - Giai đoạn 2006 - 2010

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 713.29 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDAF) dành cho Việt Nam đặt ra những mục tiêu phát triển cụ thể cho các tổ chức LHQ trong giai đoạn 2006 - 2010. Những mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở một quá trình tham vấn có sự tham gia của Chính phủ, các Tổ chức LHQ và các đối tác phát triển khác. Báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam (CCA) được xuất bản năm 2004, Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ cùng các kế hoạch hành động ra đời từ Chiến lược này đã cung cấp tư liệu phân tích cho quá trình hình thành UNDAF. Phương thức phát triển dựa trên quyền trong báo cáo CCA cũng được áp dụng trong cách tiếp cận phân tích của UNDAF. Mời các bạn tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về vấn đề trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (UNDAF) - Giai đoạn 2006 - 2010 i Lời nói đầu Chính phủ Việt Nam và các Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam cam kết đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và thực hiện những giá trị và nguyên tắc của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Tuyên bố Thiên niên kỷ khẳng định khát vọng chung của chúng ta là xóa bỏ bần cùng và nghèo đói ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình về các mặt kinh tế, thể chất, trí tuệ và khả năng sáng tạo. Tuyên bố Thiên niên kỷ cũng đưa ra tầm nhìn chung của chúng ta về một thế giới mà ở đó các dân tộc, cộng đồng và người dân cùng sát cánh bên nhau vì tự do, bình đẳng, đoàn kết, khoan dung và tôn trọng tự nhiên. Được xây dựng dựa trên những kết quả phân tích trong báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam (CCA), Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ (UNDAF) xác định những vấn đề phát triển cụ thể đã được nêu rõ trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và các kế hoạch 5 năm của Chính phủ. UNDAF cũng xác định những mục tiêu phát triển phù hợp nhất với các lĩnh vực mà các Tổ chức LHQ quan tâm và có thế mạnh về mặt chuyên môn, và tập trung vào các nỗ lực xây dựng chương trình để tối đa hóa hiệu quả làm việc tập thể của các Tổ chức LHQ. Năm năm tới đây là giai đoạn quan trọng để Việt Nam phấn đấu đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ vào năm 2015 và gia nhập nhóm những nước có thu nhập trung bình vào năm 2020. Mục tiêu đặt ra trong khuôn khổ này là rất lớn, nhưng đạt được những mục tiêu này một cách kịp thời có ý nghĩa thiết yếu đối với chiến lược phát triển dài hạn của Chính phủ. Chúng tôi chân thành cám ơn các đồng nghiệp của các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển đã đóng góp thời gian và công sức trong quá trình tham vấn cũng như tham gia vào các tổ công tác để xây dựng văn kiện UNDAF này. Chúng tôi quan niệm rằng UNDAF cùng quá trình xây dựng văn kiện này là đóng góp hữu ích cho quá trình hài hòa hóa các hoạt động của các Tổ chức LHQ tại Việt Nam và cho những nỗ lực chung của chúng ta nhằm khẳng định các mục tiêu và giá trị của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Võ Hồng Phúc Jordan D. Ryan Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam ii Thông điệp của các Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Tuyên bố Thiên niên kỷ đưa ra các nguyên tắc, giá trị và các mục tiêu phát triển tạo thành một khuôn khổ chung cho các hoạt động của chúng tôi ở Việt Nam. Chúng tôi rất vinh dự được sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy những giá trị này cũng như cùng nhau hợp tác để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo và mở rộng các khả năng lựa chọn cho người dân. Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo không một ai bị tụt hậu, và quyền của mọi người dân, không phân biệt dân tộc, giới tính và vùng địa lý, đều được bảo vệ và khuyến khích sử dụng. Nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được các mục tiêu nói trên, chúng tôi, các Tổ chức LHQ tại Việt Nam, xin khẳng định lại cam kết của mình là phấn đấu đạt được những mục tiêu đặt ra trong Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển này. Chúng tôi cam kết sẽ hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển khác sử dụng hợp lý và có hiệu quả những nguồn lực dành cho mục đích này, và sẽ tôn trọng những nguyên tắc và giá trị của Tuyên bố Thiên niên kỷ trong mọi hoạt động của mình. iii Tóm tắt nội dung Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDAF) dành cho Việt Nam đặt ra những mục tiêu phát triển cụ thể cho các tổ chức LHQ trong giai đoạn 2006 - 2010. Những mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở một quá trình tham vấn có sự tham gia của Chính phủ, các Tổ chức LHQ và các đối tác phát triển khác. Báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam (CCA) được xuất bản năm 2004, Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ cùng các kế hoạch hành động ra đời từ Chiến lược này đã cung cấp tư liệu phân tích cho quá trình hình thành UNDAF. Phương thức phát triển dựa trên quyền trong báo cáo CCA cũng được áp dụng trong cách tiếp cận phân tích của UNDAF. Bảng tổng hợp kết quả UNDAF bao gồm ba chủ đề chính và một số vấn đề liên ngành được xác định trong CCA. Những chủ đề này được phản ánh trong ba mục tiêu của UNDAF, đó là: các chính sách kinh tế của Chính phủ hỗ trợ quá trình tăng trưởng mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững hơn; nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cũng như khả năng tiếp cận công bằng với các dịch vụ này; và, các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ cho phương thức phát triển dựa trên quyền nhằm thực hiện các giá trị và mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Những vấn đề liên ngành bao gồm tính công bằng và sự hòa nhập của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương; thanh niên Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi; sự tham gia, trao quyền và trách nhiệm giải trình; và thách thức về HIV/AIDS. Ngoài ra, vấn đề giới cũng được lồng ghép vào trong toàn bộ văn kiện UNDAF nhằm đề cập đến những khuôn mẫu truyền thống về vai trò của phụ nữ và nam giới, và cải thiện các số liệu và thông tin được phân tách theo giới một cách có hệ thống về các vấn đề giới cụ thể. Để đạt được những mục tiêu này cần huy động sự tham gia của các cơ quan Chính phủ từ cấp trung ương xuống cấp tỉnh và các cấp địa phương, các Tổ chức LHQ, các nhà tài trợ và xã hội dân sự. Do số lượng lớn và sự đa dạng của các bên liên quan, các Tổ chức LHQ cần phải thực hiện một loạt chiến lược hợp tác và cộng tác. Cần có sự linh hoạt khi tình hình thay đổi và số lượng các đối tác phát triển ở Việt Nam tăng lên, kể cả khi có sự tham gia nhiều hơn của xã hội ...

Tài liệu được xem nhiều: