Danh mục

Kĩ năng giao tiếp của học sinh trung học cơ sở người dân tộc Tày

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc nghiên cứu thực trạng những kĩ năng giao tiếp này ở học sinh THCS người dân tộc Tày có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo căn cứ thực tiễn để các nhà giáo dục lựa chọn biện pháp tác động phù hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kĩ năng giao tiếp của học sinh trung học cơ sở người dân tộc TàyJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0067Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 178-184This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC TÀY Phùng Thị Hằng, Bùi Thị Phượng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là điều kiện tất yếu để hình thành nhân cách. Để giao tiếp có hiệu quả, con người cần phải có các kĩ năng giao tiếp cơ bản như: Kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc; kĩ năng nghe và biết lắng nghe... Đối với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, học sinh trung học cơ sở (THCS) người dân tộc Tày nói riêng, do ảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường giao tiếp, phong tục tập quán..., những kĩ năng giao tiếp nêu trên ở các em có những hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu thực trạng những kĩ năng giao tiếp này ở học sinh THCS người dân tộc Tày có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo căn cứ thực tiễn để các nhà giáo dục lựa chọn biện pháp tác động phù hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Từ khóa: Kĩ năng giao tiếp, học sinh trung học cơ sở, dân tộc Tày.1. Mở đầu Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là điều kiện tất yếu để hình thành nhân cách.Giao tiếp đan quyện vào các hoạt động của con người như lao động, học tập, vui chơi ..., đồng thờicó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ, hành vi và các mối quan hệ giữa con người với conngười trong xã hội. Vấn đề đặt ra là muốn giao tiếp có hiệu quả, con người cần phải có kĩ nănggiao tiếp. Đó là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được cá nhân phối hợp hài hòa,hợp lí nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của quá trình giao tiếp. Đối với học sinh DTTS nói chung, học sinh THCS là người dân tộc Tày nói riêng, do ảnhhưởng của điều kiện sống, môi trường giao tiếp (phạm vi, đối tượng giao tiếp hạn hẹp, chủ yếu làcác thành viên trong gia đình, bạn bè, hàng xóm trong làng bản ...); do ảnh hưởng của phong tụctập quán, của tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc)..., kĩ năng giao tiếp của các em có những hạn chế nhấtđịnh. Vì thế, nghiên cứu, phát hiện thực trạng về kĩ năng giao tiếp của học sinh THCS người dântộc Tày có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo căn cứ thực tiễn để các nhà giáo dục lựa chọn biệnpháp tác động phù hợp giúp các em rèn luyện về kĩ năng giao tiếp. Trong lĩnh vực Tâm lí học, có thể kể tới một số tác giả với những công trình nghiên cứu đãđề cập đến kĩ năng giao tiếp. Chẳng hạn, tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh đề cập đến vấn đềrèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên các trường sư phạm [1]; tác giả Lưu Thu Thủynghiên cứu quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp4, lớp 5 trường Tiểu học [4]; tác giả Phùng Thị Hằng nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp củaNgày nhận bài: 05/02/2015. Ngày nhận đăng:21/05/2015.Liên hệ: Phùng Thị Hằng, e-mail: hangdhsptn62@gmail.com.178 Kĩ năng giao tiếp của học sinh trung học cơ sở người dân tộc Tàyhọc sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thông qua nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, phạm vigiao tiếp, đối tượng giao tiếp và cách sử dụng phương tiện giao tiếp của các em [2]... Nhìn chung,những công trình nghiên cứu nêu trên đã có những tác động nhất định đối với việc rèn luyện kĩnăng giao tiếp cho học sinh, cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫncòn thiếu những công trình nghiên cứu đề cập đến kĩ năng giao tiếp của học sinh DTTS nói chung,học sinh THCS người dân tộc Tày nói riêng một cách có hệ thống. Chúng tôi nhận thấy, đây là vấnđề cần được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: 160 học sinh THCS người dân tộc Tày thuộc các tỉnh Bắc Kạn và TháiNguyên. - Nội dung khảo sát: Để tìm hiểu kĩ năng giao tiếp của học sinh THCS người dân tộc Tày,chúng tôi tiến hành khảo sát sự tự đánh giá của các em về các kĩ năng giao tiếp cơ bản như kĩ năngtự chủ cảm xúc và hành vi; kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc; kĩ năng nghe và biết lắngnghe theo 3 mức độ biểu hiện của kĩ năng: Thường xuyên (3đ), đôi khi (2đ), không bao giờ (1đ). - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương phápđiều tra bằng bảng hỏi, phương pháp xây dựng các bài tập tình huống giao tiếp giả định và tìnhhuống giao tiếp thực...2.2. Kết quả khảo sát về kĩ năng giao tiếp của học sinh THCS người dân tộc Tày Chúng tôi tiến hành khảo sát sự tự đánh giá của học sinh thông qua việc yêu cầu học sinhtrả lời các ...

Tài liệu được xem nhiều: